Vì sao lãnh đạo thông qua làm gương có ý nghĩa lớn trong các tổ chức ở Việt Nam? Lấy ví dụ minh họa
7/18/2023 3:19:55 PM
diepn2 ...

MỤC LỤC

I. Lời mở đầu

II. Nội dung

1. Mối quan hệ giữa chức năng kiểm soát và chức năng hoạch định trong doanh nghiệp. Ví dụ minh họa

A. Một số khái niệm

B. Mối quan hệ giữa chức năng kiểm soát và chức năng hoạch định trong doanh nghiệp

C. Ví dụ minh họa

2. Vì sao lãnh đạo thông qua làm gương có ý nghĩa lớn trong các tổ chức ở Việt Nam? Lấy ví dụ minh họa

A. Lãnh đạo thông qua làm gương có ý nghĩa to lớn trong các tổ chức

B. Ví dụ về tấm gương sáng đạo đức Hồ Chí Minh

3. Lập bản kế hoạch trong bối cảnh dịch bệnh covid-19

A. Bối cảnh của thị trường hiện tại ảnh hưởng do dịch Covid-19

B. Kế hoạch của bản thân

III. Kết luận

.................................................................................................................................................

I. Lời mở đầu

  Bối cảnh toàn cầu hoá ngày càng sâu và rộng như hiện nay đã mở ra một thời đại mới - thời đại hội nhập, tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn không ít thách thức cho các tổ chức, doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, trước sự biến động của nền kinh tế thế giới, một doanh nghiệp muốn thành công, muốn tồn tại và phát triển bền vững đòi hỏi phải biết mình đang làm gì, mình sẽ làm gì và nếu làm như vậy thì kết quả sẽ là gì? Phải có những chiến lược và phương pháp kiểm soát kinh doanh đúng đắn và hiệu quả. Công ty hoạt động mà không có những điều này ví như một người đi trên đường mà không xác định mình đi đâu, về đâu, cứ mặc cho đám đông (thị trường và đối thủ) đẩy theo hướng nào thì dịch chuyển theo hướng đấy. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của chức năng kiểm soát và chức năng hoạch định trong quản trị. Trong phạm vi bài tiểu luận này em sẽ làm rõ mối quan hệ của hai chức năng này, đưa ra ví dụ minh họa và giải thích câu hỏi “ Tại sao lãnh đạo thông qua làm gương lại có ý nghĩa lớn trong các tổ chức ở Việt Nam”.

  Trong bối cảnh vừa qua không những là đất nước ta mà toàn Thế giới đã và đang phải hứng chịu đại dịch Covid 19 làm ảnh hưởng nhiều mặt đến các nền kinh tế trên Thế giới. Tuy nhiên, có thể có những cơ hội kinh doanh phát sinh từ bối cảnh dịch bệnh Covid này. Nếu biết nắm bắt, ta sẽ đạt được những thành công ngoài mong chờ. Ở phần này, em xin trình bày về ý tưởng kinh doanh của mình.

  Là lần đầu tiên nghiên cứu vấn đề này, dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em mong cô có thể chỉ ra những sai sót và đưa ra hướng dẫn để em hoàn thiện hơn bài tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn cô!

II. Nội dung

1. Mối quan hệ giữa chức năng kiểm soát và chức năng hoạch định trong doanh nghiệp. Ví dụ minh họa

A. Một số khái niệm

  Doanh nghiệp: là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các  hoạt động kinh doanh (Luật Doanh nghiệp).

  Kiểm soát: là việc kiểm chứng xem mọi việc có được thực hiện theo như kế hoạch đã được vạch ra, theo những chỉ thị, những nguyên tắc đã được ấn định hay không. Nó có nhiệm vụ tìm ra những khuyết điểm và sai lầm để sửa chữa, ngăn ngừa sự vi phạm. Nó đối phó với mọi sự gồm sự vật, con người và hành động.

  Theo Harold Koontz, Cyril Odonnel & Heinz Weihrich: Hoạch định là quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm cái.

B. Mối quan hệ giữa chức năng kiểm soát và chức năng hoạch định trong doanh nghiệp

* Kiểm soát giúp điều chỉnh kế hoạch hợp lí và kịp thời

  Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại về mặt tài chính cũng như sự sụp đổ của hàng loạt dự án, ngân hàng và doanh nghiệp (DN) là do sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ (KSNB). Để đảm bảo có một cơ chế KSNB hữu hiệu, DN cần xây dựng cơ chế KSNB dựa trên các nguyên tắc phù hợp và tiến trình kiểm soát cụ thể. Đặt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi cơ chế kiểm soát của DN cũng cần có những thay đổi để có thể hoạt động hiệu quả hơn. Đây cũng là một trong những điểm mấu chốt giúp DN vươn lên mạnh mẽ và nắm bắt được cơ hội phát triển trong tương lai.

  Hoạt động trong môi trường kinh tế đầy cạnh tranh và thách thức như hiện nay, các DN luôn đối mặt với nhiều rủi ro. Do đó, nhà quản lý cần thường xuyên đánh giá và phân tích rủi ro để kịp thời đưa ra giải pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro. KSNB được coi là quá trính đo lường và đánh giá kết quả thực tế và so sánh với các tiêu chuẩn nhằm phát hiện sai lệch hiệu quả nhất. Từ đó đưa ra phương án giải quyết phù hợp.

  Việc khắc phục những sai lầm trong công việc có thể là điều chỉnh sai lệch bằng cách tổ chức lại bộ máy trong DN, phân công lại các bộ phận, đào tạo lại nhân viên, tuyển thêm lao động mới, thay đổi tác phong lãnh đạo của chính nhà quản trị, hoặc thậm chí có thể phải điều chỉnh mục tiêu. Ở các trung tâm thương mại, các siêu thị, nhờ hoạt động kiểm tra thường xuyên họ có thể biết ngay số tồn kho, số lượng bán được, doanh số, lợi nhuận, các sai lệch ngay khi chúng mới xuất hiện.

  Có thể nói, KSNB là một hệ thống phản hồi hết sức quan trọng đối với công tác quản trị. Chính nhờ hệ thống phản hồi này mà nhà quản trị biết rõ được hiện trạng của DN, những vấn đề mà DN đang gặp phải để chủ động thực hiện các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

* Kiểm soát giúp phát hiện những sai lệch giữa thực hiện và kế hoạch.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...