Trình bày so sánh về vị trí pháp lý và chức năng cơ bản của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo Hiến pháp hiện hành (2013) Ở nước ta, chính quyền địa phương có mấy cấp? Xu hướng cải cách chính quyền địa phương sắp tới ở Việt Nam như thế nào?
8/14/2023 10:31:13 AM
diepn2 ...

SEMINA MÔN LUẬT KINH TẾ

Bài làm

Câu 1: NHÀ NƯỚC

Trình bày so sánh về vị trí pháp lý và chức năng cơ bản của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo Hiến pháp hiện hành (2013)

Ở nước ta, chính quyền địa phương có mấy cấp? Xu hướng cải cách chính quyền địa phương sắp tới ở Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

 

Vị trí

Chức năng

QUỐC HỘI

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, Quyền lập pháp, Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước

CHỦ TỊCH NƯỚC

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mặt đối nội và đối ngoại

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội

CHÍNH PHỦ

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp – Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố,kiểm sát hoạt động tư pháp – Viện kiểm sát nhân dân gồm kiểm sát nhân dân tối cao và các kiểm sát khác luật định

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ịch của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

 

  • Chính quyền địa phương ở Việt Nam được chia thành hai cấp:
  • Chính quyền địa phương cấp cơ sở: Là cơ sở gần dân nhất, quản lý đơn vị hành chính cấp bé nhất .
  • Chính quyền địa phương cấp trung gian: Đây là chính quyền cấp của đơn vị hành chính cấp trung gian hay cấp khu vực, vùng: nghĩa là dưới trung ương và trên địa phương cấp cơ sở. Địa phương cấp trung gian được hình thành trên cơ sở một tập hợp nhiều địa phương caaso cơ sở. Có thể có hơn một cấp trung gian
  • Ở mỗi cấp cơ quan hành chính là UBND
  • Xu hướng cải cách chính quyền địa phương sắp tới ở Việt Nam:

Trong nền chính trị ở nước ta việc cải cách chính quyền địa phương phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó đòi hỏi Đảng phải đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân của những trì trệ, bất cập trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay, định hướng cải cách chính quyền địa phương một cách căn bản trên quan điểm dân chủ thực sự cho dân, đặt cải cải chính quyền địa phương trong xu hướng phát triển chung của chính quyền địa phương hiện nay trên thế giới. Cải cách chính quyền địa phương phải tập chung vào vấn đề căn bản đó là mô hình chính quyền địa phương. Nếu chính quyền địa phương chưa thật ổn định thì vấn đề đặt ra là lựa chọn mô hình chính quyền địa phương tập chung hay dân chủ.

Câu 2: PHÁP LUẬT

Pháp luật có mấy đặc tính? Trình bày nội dung của mỗi đặc tính. Lấy ví dụ cụ thể để minh họa mỗi đặc tính. Bạn có nhận xét gì Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

Trả lời:

  • Pháp luật bao gồm các thuộc tính sau:

a- Tính phổ biến:

Được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức. Bởi vì, pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và có giá trị bắt buộc thực hiện đối với moi ngừoi cứ trú trên lãnh thổ nước nước đó và đối với mọi công dân.

Thuộc tính này được phân biệt qua các yếu tố biểu hiện như: Dự liệu tình huống điển hình, xác định cách hành xử bắt buộc, đưa ra cách xử lý khi không tuân theo.

VD: Khi ban hành pháp luật phải đảm bảo phù hợp với những tuyền thống tốt đẹp của chung các dân tộc như Kinh, Tày, Mường,..

b- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Đặc trưng của pháp luật là phải rõ ràng, chuẩn xác nội dung của pháp luật bằng các điều khoản , vắn bản quy phạm pháp luạt và hệ thông văn bản quy pahmj pháp luật tươgn xứng

- Yêu cầu cơ bản để đảm bảo tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật cần đáp ứng yêu cầu sau:

+ xác định mối tương quan giữa nội dung và hình thức của pháp luật

+ Chuyển tải một cách chính các những chủ trương chính sách của Đảng sang các phạm trù, cấu trúc pháp lý thích hợp.

+ Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật

+ Mỗi văn bản pháp luật phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền ra văn bản.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...