TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH TẾ: Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự.
9/12/2023 3:55:19 PM
diepn2 ...

 

 

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1, Tình hướng về quyền tác giả

- Khoản 1 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định về Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:

"Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”.

Tác phẩm này thuộc diện tác phẩm kiến trúc và được thể hiện dưới dạng vật chất nên ông A được bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm này.

- Điểm b khoản 1 Điều 27 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

“Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết”.

- Khoản 3 Điều 20 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định về quyền tài sản như sau:

“Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”.

Như vậy Công ty B khai thác sử dụng tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam của ông A quảng cáo thu lợi nhuận phải xin phép và trả thù lao quyền tác giả cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.

Như vậy việc công ty Khai Sáng sử dụng khai thác tác phẩm “Vườn thượng uyển” không nằm trong các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả nhuận bút thù lao (quy định tại điều 25 Luật SHTT) mà nhằm mục đích thương mại nên công ty Khai Sáng phải trả tiền thù lao cho ông A.

=> Công ty Khai Sáng nêu lý do chưa có thỏa thuận nào về tiền thù lao vì thế mà không trả thù lao cho ông A thì công ty Khai Sáng đã xâm phạm quyền tác giả và buộc phải trả một khoản thù lao cho tác giả của tác phẩm kiến trúc đó.

Khoản thù lao mà tác giả được nhận theo luật SHTT quy định là tùy thuộc thỏa thuận giữa hai bên tác giả và công ty Khai Sáng chứ không nhất thiết là 15% doanh số bán vé.

Ông A đưa ra yêu cầu ông cho là phù hợp với mức thù lao ông xứng đáng nhận được là 15% doanh số bán vé. Công ty Khai Sáng buộc phải xem xét đề nghị đó và thỏa thuận với ông A mức thù lao công ty chấp nhận được, hai bên phải ra được kết quả làm hài lòng nhất chứ công ty B không có quyền từ chối trả thù lao. Trong trường hợp nếu hai bên đều không thỏa thuận được thì phải đưa ra Pháp luật. Lúc đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tính toán một mức hợp lý để trả cho ông A và hai bên buộc phải chấp nhận.

 

2, Tình huống chia di sản.

 

=> Trường hợp này tài sản riêng của A là 1/2 ngôi nhà là 500.000.000, 1/2 vốn mở cửa hàng là 100.000.000, tài sản riêng là 300.000.000. Tổng tài sản của ông A là: 900.000.000 đồng.

Năm 2000 ông A chết thì cả C (1985) và D (1989) đều chưa thành niên. Vậy bà B (vợ ông A), chị C và chị D đều được hưởng suất thừa kế bắt buộc theo quy định:

Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

- Vậy theo Pháp luật phần di sản bắt buộc chia cho B, C, D sẽ được tính như sau:

2/3 x (900 : 3) = 200 triệu đồng

- Nhưng vì theo bản di chúc chị D chỉ được hưởng phần vốn góp với ông E là 100 triệu đồng. Nên phần còn thiếu của chị sẽ được lấy từ hai người còn lại, mỗi người một nửa phần còn thiếu

=> Cuối cùng, kết hợp Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc với ý chí của người lập di chúc là ông A. Di sản thừa kế sẽ được chia như sau

Bà B  : 450 triệu đồng.

Chị C : 250 triệu đồng.

Chị D : 200 triệu đồng.

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT KINH TẾ

Đề tài: Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự.

Mục lục

I. Lời mở đầu

II. Phần nội dung

1. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự

A. Khái niệm người bào chữa theo quy định của BLTTHS

B. Quyền của người bào chữa trong tố tụng hình sự

C. Nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự

2. Thực trạng thực hiện những quy định của Pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa (NBC)

3. Phương hướng chung cho việc sửa đổi, hoàn thiện những quy định của Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa

III. Phần kết luận

IV. Danh mục tài liệu tham khảo

1, Giáo trình luật kinh tế - Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội.

2, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

3, Nguyễn Ngọc Khanh, nâng cao vị thế của người bào chữa tại phiên tòa hình sự. Trường đại học Luật Hà Nội.

I. Lời mở đầu

Trong những người tham gia tố tụng hình sự theo quy định tại chương IV “Người tham gia tố tụng” Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2003 thì người bào chữa là người có vị trí, vai trò và chức năng đặc biệt, đó là giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý, kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan và đúng pháp luật. Sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự là cần thiết và khách quan, trước hết là thực hiện nguyên tắc "bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo". Sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Chính vì vậy có thể nói rằng, trong tố tụng hình sự, sự tham gia của người bào chữa là rất cần thiết, nó có cả ý nghĩa về pháp lý và ý nghĩa xã hội. Xuất phát từ điều này mà trong Hiến pháp, pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng luôn luôn có các quy định thể chế hoá quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.

Hoàn thiện chế định về người bào chữa là yêu cầu cấp thiết của cải cách tư pháp hiện nay. Nghị quyết 49 ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 chỉ rõ: “xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng  theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh”. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự.” cho bài tập tiểu luận môn luật kinh tế của mình. Bài làm của em có thể còn có nhiều thiếu sót nên em mong nhận được sự chỉ bảo từ cô giáo để có thể hoàn thiện hơn kiến thức của bản thân về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn cô!

II. Nội dung

1. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự.

A. Khái niệm người bào chữa theo quy định của BLTTHS.

Tuy BLTTHS 2003 không nêu khái niệm thế nào là người bào chữa, nhưng căn cứ vào quy định tại các điều 56, 57 và 58 BLTTHS năm 2003 thì người bào chữa là người tham gia tố tụng nhưng họ không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án. Họ tham gia tố tụng là nhằm để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Người bào chữa không phải là người tiến hành tố tụng mà chỉ là người tham gia tố tụng. Chính vì vậy có nhiều cách hiểu khác nhau về người bào chữa. Trong khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụng, có một số quan điểm cho rằng: “Người bào chữa là người giúp đỡ Tòa án trong việc xác định tất cả các tình tiết cần thiết về vụ án để cuối cùng Tòa án ra một bản án có căn cứ và đúng pháp luật”[1] hoặc là “Người bào chữa là người tham gia tố tụng để giúp đỡ Tòa án”[2].

Như vậy, có thể định nghĩa rằng người bào chữa trong tố tụng hình sự là người bào chữa là người được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ, những người khác được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ủy quyền mời hay được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử hoặc đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận để cử người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, thông qua đó góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Điều 56 BLTTHS 2003 quy định người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân dân.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...