Phân tích các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản? Ý nghĩa thực tiễn và Trình bày nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản, những biểu hiện mới về kinh tế của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản
7/21/2023 11:18:55 AM
diepn2 ...

I. Phân tích các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản? Ý nghĩa thực tiễn?

1. Các hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản.

* Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa: Là phần giá trị hàng hóa bù lại giá cả của những TLSX đã tiêu dung và giá cả của SLĐ đã được sử dụng để sx ra hàng hóa ấy.

- Muốn tạo ra giá trị hàng hóa, nhà tư bản phải chi phí một số lao động nhất định, gọi là chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (lao động vật hóa), tức là giá trị của tư liệu sản xuất (c); lao động hiện tại (lao động sông) tức là lao động tạo ra giá trị mới ( v + m)

-Còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là khái niệm kinh tế chính trị Mác-Lenin chỉ về phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản. Mác ký hiệu chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là k.

- Nếu gọi giá trị hàng hóa là W, thì W = c + v + m. Đó chính là những chi phí lao động thực tế của xã hội để sản xuất hàng hóa. Nhưng đối với nhà tư bản, để sản xuất hàng hóa, họ chỉ cần chi phí một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Ta có k = c +v.
- Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.
- Nếu dùng k để chỉ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì công thức W = c + v + m sẽ chuyển hoá thành: W = k + m. Giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hóa có sự khác nhau cả về chất và về lượng.
+ Về chất, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ là sự chi phí về tư bản, nó không tạo ra giá trị hàng hóa; còn giá trị hàng hóa là sự chi phí thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hóa, phản ánh đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa.
+ Về lượng, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí thực tế, tức là giá trị của hàng hóa, vì rằng W = k + m thì k = W - m.
- Tư bản sản xuất được chia ra thành tư bản cố định và tư bản lưu động nên mới có bất đẳng thức sau: ( c + v) < ( c + v + m ).
- Đối với nhà tư bản, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là giới hạn thực tế của lỗ lãi kinh doanh nên họ ra sức "tiết kiệm" chi phí sản xuất này bằng mọi cách. Hơn nữa chi phí sản xuất k thực chất làm che đậy sự bóc lột người lao động của nhà tư bản. Và gần như toàn bộ chi phí sản xuất của tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư.
- Chi phí sản xuất cũng có ý nghĩa hai mặt của nó
+ Một là, chi phí sản xuất biểu hiện sự chuyển hóa hao phí lao động thành chi phí tư bản ( hình thái chuyển hóa của giá trị ) nên chi phí sản xuất là một phạm trù đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
+ Hai là, chi phí sản xuất biểu hiện dưới hình thái chi phí về giá trị tức là chi phí thực tế, nó biểu hiện quan hệ kỹ thuật giữa sản phẩm vừa mới làm ra và những sản phẩm đã làm ra từ trước đó.
=> Từ hai điều trên ta thấy chi phí sản xuất là một phạm trù chỉ có trong sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
* Lợi nhuận: Là hình thức biến tướng của GTTD, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.
- Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, nên sau khi bán hàng hoá (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không chỉ bù lại đủ số tiền đã ứng ra, mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng m. Số tiền lời này gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p.

- Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng ra, là kết quả hoạt động của toàn bộ tư bản đầu tư vào sản xuất kinh doanh.Hay nói cách khác, lợi nhuận là hình thái chuyển hóa của giá trị thặng dư, là mức lớn lên của toàn bộ tư bản ứng trước. Công thức tính lợi nhuận: p = W - k.
- Công thức W = k + m chuyển thành W = k + p, có nghĩa là giá trị hàng hóa tư bản chủ nghĩa bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận.
- Lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Cái khác nhau giữa bỏ m và p ở chỗ, khi nói m là hàm ý so sánh nó với v, còn khi nói p lại hàm ý so sánh với (c + v); p và m thường không bằng nhau, p có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá cả bánmhàng hóa do quan hệ cung - cầu quy định. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng tổng số giá trị thặng dư.
- Lợi nhuận là một phạm trù khách quan: Sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành lợi nhuận là một quá trình khách quan. Quá trình này không chỉ diễn ra trong “ý thứ thông thường của những người đảm nhiệm sản xuất” mà còn do bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa quy định một cách khách quan. Phạm trù lợi nhuận được hiểu như là một hình thái thần bí của giá trị thặng dư. Thần bí bởi lẽ xét trong trường hợp nhà tư bản bán hàng hóa với giá cả bằng giá trị của nó( p = m) hoặc bán đắt hơn hay rẻ hơn thì xét trong phạm vi toàn xã hội và trong thời gian dài thì tổng giá cả bằng tổng giá trị, nên tổng lợi nhuận cũng bằng tổng giá trị thặng dư.Điều này càng che giấu đi bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Sự chiếm đoạt lao động thặng dư trong phương thức sản xuất ấy khoác lấy hình thái giá trị thặng dư. Bản thân giá trị thặng dư cũng không ngoại lệ, nó cũng phải khoác trên mình hình thái lợi nhuận.

- Tỷ suất lợi nhuận
+ Khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hóa thành tỷ suất lợi nhuận.
+ Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu là p': p’ được tính bằng tỉ số phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước.
+ Tỷ suất lợi nhuận là biến tướng của tỷ suất giá trị thặng dư, tương tự như lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Tỷ suất lợi nhuận nêu lên hiệu suất sử dụng tư bản chứ không nói đến trình độ bóc lột. Tỷ suất lợi nhuận phụ thuộc vào các nhân tố: tỉ suất gía trị thặng dư, cấu thành hữu cơ của tư bản, tốc độ chu chuyển của tư bản, tiết kiệm trong việc sử dụng tư bản bất biến…
+ Tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố như: tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư bản, tốc độ chu chuyển tư bản, sự tiết kiệm tư bản bất biến...
+ Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận, đó là tỷ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ của tư bản, tốc độ chu chuyển tư bản, tiết kiệm tư bản bất biến.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường.
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hóa , nhằm mục đích giành ưu thế trong sản xuất và trong tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành được thực hiện thông qua các biện pháp: cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, cải tiến mẫu mã... làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa do xí nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
+ Trong thực tế, ở mỗi ngành sản xuất có những điều kiện tự nhiên kinh tế, kỷ luật và tổ chức quản lí khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
+ Giả sử có 3 ngành sản xuất khác nhau, tư bản đầu tư như nhau đều 100, tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng 100%, tốc độ chu chuyển của tư bản ở cá ngành đều như nhau. Nhưng do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong từng ngành khác nhau nên có tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
+ Như ở trên đã đề cập cạnh tranh trong nội bộ ngành nhằm giành ưu thế trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa (giảm giá trị cá biệt) để thu lợi nhuận siêu ngạch. Muốn vậy cần phải cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất,¼ kết quả là hình thành giá trị thị trường của hàng hóa, làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa giảm xuống, chât lượng hàng hóa nâng lên.
- Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.
+ Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.
+ Trong xã hội có nhiều ngành sản xuất khác nhau, với các điều kiện sản xuất không giống nhau, do đó lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận không giống nhau, nên các nhà tư bản phải chọn ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao nhất để đầu tư.
+ Tỷ suất lợi nhuận bình quân là "con số trung bình" của tất cả các tỷ suất lợi nhuận khác nhau hay tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội. Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của tư bản bằng nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau. Nó chính là lợi nhuận mà các nhà tư bản thu được căn cứ vào tổng tư bản đầu tư, nhân với tỷ suất lợi nhuận bình quân, không kể cấu thành hữu cơ của nó như thế nào.Sự hình thành lợi nhuận bình quân đã làm cho quy luật giá trị thặng dư, quy luật kinh tế cơ bản của tự do cạnh tranh thể hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân chủ nghĩa tư bản, bị biến dạng đi. Quy luật giá trị thặng dư hoạt động trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản.

* Lợi tức

- Để hiểu rõ hơn về lợi tức ta cần phải xem xét dòng lưu chuyển của đồng tiền từ nhà tư bản cho vay đến nhà tư bản đi vay và ngược lại.

- Về phía nhà tư bản cho vay thì họ nhường quyền sử dụng tư bản của mình cho người khác trong một thời gian nhất định nên thu được lợi tức.

- Về phía nhà tư bản đi vay thì họ dùng tiền để sản xuất , kinh doanh nên họ thu được lợi nhuận. Nhưng vì họ không có tư bản hoạt động nên phải đi vay. Trong quá trình vận động, tư bản hoạt động sẽ thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng vì để có tư bản hoạt động, trước đó anh ta phải đi vay, nên tư bản đi vay (tức tư bản hoạt động) không được hưởng toànbộ lợi nhuận bình quân, mà trong số lợi nhuận bình quân có một phần được trích ra để trả cho nhà tư bản cho vay dưới hình thức lợi tức.Vậy về bản chất: lợi tức là một phần của lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản xuất mà người đi vay phải nhượng lại cho người cho vay theo tỷ lệ vốn đã được sử dụng.

Ví dụ: Cách tính lợi tức đầu tư (ROI) khi làm quảng cáo Google adwords.Mỗi ngày, quảng cáo của doanh nghiệp có 50 lượt click (coi mỗi click là một người dùng), tương ứng 50x30=1 500 lượt truy cập vào website mỗi tháng. Theo hợp đồng kí kết, mỗi lượt truy cập doanh nghiệp phải trả cho Google 900 đồng.

  => Chi phí quảng cáo Adwords mỗi tháng doanh nghiệp phải trả là:1500 x 900 = 1 350 000 (đồng)Giả sử chỉ 5% trong số khách truy cập này sẽ mua hàng, tương ứng với 75 người, mỗisản phẩm bán được chỉ lời 50 000 đồng, vậy thu nhập hay chính là lợi nhuận doanh nghiệp thu được là:75 x 50 000 – 1 350 000 = 2 400 000 (đồng)

=>Vậy Mỗi đồng ban đầu đầu tư vào Adwords giúp bạn kiếm được 1,77 đồng lợi nhuận trong một tháng.
- Tỷ suất lợi tức
 Z’ =
X100%

* Địa tô tư bản chủ nghĩa: nhà tư bản kinh doanh ruộng đất được hưởng lợi nhuận bình quân. Chủ sở hữu ruộng đất ( địa chủ) được hưởng địa tô(R)

- Các hình thức địa tô

+  Địa tô chênh lệch 1 là loại địa tô thu được trên những ruộng đất điều kiện tự nhiên thuận lợi. Chẳng hạn, có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi (trung bình và tốt) và có vị trí địa lý gần nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông.

+  Địa tô chênh lệch 2 là loại địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích.

+  Địa tô tuyệt đối là loại địa tô mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, dù ruộng đất đó tốt hay xấu, ở xa hay gần. Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên bởi chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm.
- Gía cả đất đai =

2, ý nghĩa của học thuyết
- Học thuyết giá trị thặng dư vạch ra động cơ, mục đích và kết quả vận động của tư bản. Nó bóc trần bản chất bóc lột tinh vi của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân và mâu thuẫn đối kháng giữa hai giai cấp đó. Do đó, học thuyết giá trị thặng dư là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản. Phục vụ cho phong trào công nhân đương thời và ngày nay.
- Học thuyết giá trị thặng dư đã luận chứng một cách khoa học tính chất lịch sử quá độ của chủ nghĩa tư bản, sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản và tính tất yếu của sự quá độ lên phương thức sản xuất mới cao hơn.
- Dưới điều kiện của chủ nghĩa tư bản đương đại, mặc dù khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã trở thành tiền đề cơ bản của sự tồn tại và phát triển hơn nữa của nhân loại, nhưng kinh tế tri thức lấy tri thức là cơ sở vừa không làm thay đổi nguồn gốc của giá trị thặng dư vừa không làm thay đổi thực chất nhà tư bản bóc lột công nhân. Vì vậy, học thuyết giá trị thặng dư trong thời đại ngày nay vẫn có những giá trị nhất định:
+ Muốn xã hội giàu có về của cải vật chất và tinh thần, phải coi trọng tăng năng suất lao động xã hội.
+ Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác đã chỉ rõ mối quan hệ giữa năng suất lao động, lao động thặng dư và giá trị thặng dư. Chỉ khi nào xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định, trên cơ sở năng suất lao động đạt đến một giai đoạn lịch sử nhất định, thì người lao động mới có thể cung cấp lao động thặng dư và sản phẩm thặng dư. C.Mác cho rằng, sự giàu có của xã hội không phải do lao động thặng dư quyết định, mà là do năng suất của lao động thặng dư quyết định. Do vậy, muốn xã hội giàu có thì phải phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phải tăng năng suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng những tiến bộ của khoa học - công nghệ hiện đại.
- Phải coi trọng phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Con người là lực lượng sản xuất hàng đầu, là vốn quý nhất, là nguồn lực có tầm quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại. Phải đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chiến lược phát triển. Vì vậy, phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ phải là quốc sách hàng đầu.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...