Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó. Chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lí thuyết lựa chọn. Nó được vận dụng rất thường xuyên, rộng rãi trong đời sống kinh tế. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn. Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận được một ích lợi nào đó buộc chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định nào đó. Như vậy, chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi lựa chọn phương án này mà không chọn phương án khác; phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn). Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Hay nói cách khác, chi phí cơ hội luôn tồn tại
B, Nêu ví dụ thực tế để giải thích nguyên lý này
Sư đánh đổi liên quan đến lợi ích và tổn thất, vì vậy trong quá trình ra quyết định, ta thường so sánh giữa chi phí và lợi ích của các cách hành động khác nhau. Cái khó ở đây là trong nhiều trường hợp, chi phí của một số hành động không phải lúc nào cũng rõ ràng khi mới nhìn qua.
Ví dụ, việc quyết định đi học đại học; ích lợi của việc này là giàu thêm kiến thức và có cơ hội có được công việc việc làm tốt hơn trong suốt cả cuộc đời. Thế còn chi phí của nó là gì? Nó chính là tổng cọng các khoản tiền phải trả để có được việc học hành này (học phí, tài liệu, sinh hoạt phí...) Nhưng tổng số tiền đó thực sự chưa phải là toàn bộ những gì bạn phải từ bỏ để theo học đại học
Ví dụ trên cho thấy:
Thứ nhất, nó bao gồm cả những thứ không thực sự là chi phí cho việc học đại học. Kể cả không phải học đại học, người ta vẫn phải chi phí sinh hoạt, vẫn phải chi phí ăn uống, chỗ ở. Tiền ăn uống ở trường đại học chỉ trở thành chi phí cho việc học đại học khi nó cao hơn ở những nơi khác. Cũng có khi, sinh hoạt phí ở trường đại học có thể rẻ hơn những nơi khác – trường hợp này, số tiền tiết kiệm được trở thành ích lợi cho việc học đại học.
Thứ hai, nó bỏ qua khoản chi phí lớn nhất cho việc học đại học là thời gian của việc học. Khi giành một khoản thời gian để nghe giảng, đọc tài liệu và viết tiểu luận, người ta không thể sử dụng nó để làm việc khác. Nhiều người hiểu rằng tiền lương phải từ bỏ do không đi làm để đi học đại học là khoản chi phí lớn nhất cho việc học đại học.
Chi phí cơ hội của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó. Khi quyết định bất kì việc gì (chẳng hạn đi học đại học), người ra quyết định phải xem xét đến chi phí cơ hội gắn với các hành động có thể thực hiện. Chi phí cơ hội của các vận động viên thể thao ở lứa tuổi sinh viên có thể rất cao – họ có thể kiếm được rất nhiều tiền nếu bỏ học, để chơi các môn thể thao nhà nghề. Đương nhiên, mn hiểu rằng, ích lợi của việc học đại học là quá nhỏ so với chi phí.
Một ví dụ đơn giản hơn của chi phí cơ hội là khi lựa chọn việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài, một học viên sẽ mất cơ hội gặp gỡ ký kết hợp đồng với một đối tác làm ăn, hoặc mất cơ hội tham dự một hội thảo khác cũng đang được tổ chức trong thời gian đó. Thời gian là nguồn lực khan hiếm nên không thể cùng một lúc thực hiện cả ba phương án. Nếu lựa chọn đến lớp nghe giáo sư giảng bài, thì phương án tốt nhất bị bỏ qua đối với học viên là gặp mặt đối tác để ký kết hợp đồng. Cụ thể hơn, nếu hợp đồng đó mang lại cho anh ta 10 triệu đồng, thì có thể nói là chi phí cơ hội của việc đến lớp nghe giáo sư giảng bài là giá trị của phương án tốt nhất đã bị bỏ qua đó, tức là 10 triệu đồng.
Trong sản xuất, chi phí cơ hội là số lượng hàng hóa khác cần phải hi sinh để có thêm một đơn vị hàng hóa nào đó. Mỗi một hoạt động đều có một chi phí cơ hội. Ví dụ khi một người nào đó đầu tư 10.000 USD vào chứng khoán thì chính người đó đã bỏ lỡ cơ hội được hưởng lãi nếu gửi 10.000 USD vào ngân hàng như một khoản tiền tiết kiệm. Chi phí cơ hội không chỉ là việc mất tiền bạc hay chi phí về tài chính, nó còn bao gồm cả những thứ khác như: mất thời gian, ý thích, hoặc những lợi nhuận khác.
3.2, Ý nghĩa và bài học
Cuộc sống hiện đại luôn gắn liền với sự đánh đổi, mỗi một hành động đều đưa đến một hệ quả và hệ quả của sự đánh đổi đó là những lợi ích cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm để phát triển kinh tế. Khi hiểu rõ các phương án lựa chọn mà ta đang có sẽ giúp ta có những quyết định đúng đắn
Việc vận dụng kiến thức thực tế giúp ta rút ra được những ý nghĩa về nguyên lý đánh đổi đối với bản thân. Chúng ta ý thức được rằng, việc con người đối mặt với sự đánh đổi là một quy luật tự nhiên của sự tồn tại và phát triển
3.3, Liên hệ với bản thân và đưa ra cảm nhận
Chúng ta đang trong độ tuổi 19 – độ tuổi chấp chới của sự trưởng thành khi vừa rời xa cấp III, sẽ có lúc phải đứng trước ngã rẽ của cuộc đời, có những lựa chọn mà cỉ chúng ta mới là người có thể đưa ra quyết định. Khi bạn đã phấn đấu, đã nỗ lực không ngừng, đã học tập, rèn luyện và trau dồi bản thân thì bạn lại càng có nhiều cơ hội để lựa chọn. Đó là những cột mốc, những dấu ấn trong cuộc đời của bạn.
Tôi cũng đã từng có những đêm thao thức, trằn trọc vf nghĩ suy cho cuộc đời của mình. Mỗi lần ra quyết định là khi ấy tôi đã phải tính toán để giải bài toán chi phí cơ hội, phải tính toán để lựa chọn được phương án tối ưu. Dù biết, lựa chọn nào cũng mang tính tích cực và đôi khi bạn muốn làm tất cả. Ví như, khi vòn học lớp 12, tôi đã cố gắng với quyết tâm sẽ đi học đại học. Nếu lựa chọn như vậy có thể tôi sẽ đánh mất cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn khi bỏ học. Hoặc là, bây giờ khi đã là sinh viên, đối với tôi cũng như với các bạn. Nghỉ hè, bạn sẽ đi mùa hè xanh hay về nhà phụ giúp gia đình, hay ở lại thành phố tranh thủ làm thêm và học Anh văn. Khi học tập bạn sẽ chọn con đường học tập thật “bác học” mày mò trên thư viện, với sách vở hay sẽ tham gia các hoạt động đoàn hội, các phong trào xã hội, hay sẽ tiến hành đi vào thực tế để có những kỹ năng, những vốn sống, những trải nghiệm. Mùa thi đến, bạn sẽ chọn học hành nghiêm chỉnh hay đi chơi cùng với bạn bè rồi sau đó lựa tìm phương án đối phó... rất rất nhiều những lựa chọn, những ngã rẽ mà bạn sẽ phải chọn lựa, có thể mỗi lựa chọn sẽ đưa bạn đến những đích khác nhau hay đó là những con đường vòng cùng dẫn về một “địa điểm” nào đó trong tương lai. Tôi vẫn luôn có suy nghĩ lạc quan rằng, khi bạn còn có cơ hội để lựa chọn, khi ấy bạn vẫn đang là người chủ động, và cơ hội ấy chỉ đến với những ai biết cố gắng, phấn đấu không ngừng mà thôi.
Phần IV. KẾT LUẬN
Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới dất nước, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Vì vậy, cuộc sống của người dân ngày càng trở nên đầy đủ và sung túc hơn. Chính vì vậy, vô tình đã khiến chúng ta phải đứng trước nhiều lựa chọn khó khăn. Từ việc bạn mua cái gì, chọn lựa món đồ nào, đến việc các công ty sản xuất hàng hóa như thế nào, và ngay cả việc vận hành đất nước của chính phủ... tất cả đều có nhuốm màu sắc của các lý thuyết kinh tế học cụ thể là trong chi phí cơ hội. Mỗi lựa chọn và cả quyết định của bạn cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mất thêm một chi phí để có cơ hội khác có thể tốt hơn. Tất nhiên, ngay cả các các nhà kinh tế học tài ba nhất cũng không thể tính toán chính xác chi phí cơ hội thực sự của một phương án lựa chọn. Do đó, chi phí cơ hội lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn nữa, đòi hỏi chúng ta phải hiểu biết về nó cũng như biết cách áp dụng được nó một cách tốt nhất, đạt hiệu quả hài lòng nhất. Hãy khôn ngoan trong mọi quyết định!
Xem bải viết tương tự tại https://khotangkienthuc.edu.vn/bai-viet/trinh-bay-so-sanh-ve-vi-tri-phap-ly-va-chuc-nang-co-ban-cua-quoc-hoi-chu-tich-nuoc-chinh-phu-toa-wvwxzup4cr