Pháp luật về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
9/7/2023 4:46:48 PM
diepn2 ...

BÀI KIỂM TRA VỀ TÌNH HUỐNG

1, Tình huống chia di sản.

=> Trường hợp này tài sản riêng của A là 1/2 ngôi nhà là 500.000.000, 1/2 vốn mở cửa hàng là 100.000.000, tài sản riêng là 300.000.000. Tổng tài sản của ông A là: 900.000.000 đồng.

Năm 2000 ông A chết thì cả C (1985) và D (1989) đều chưa thành niên. Vậy bà B (vợ ông A), chị C và chị D đều được hưởng suất thừa kế bắt buộc theo quy định:

Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

- Vậy theo Pháp luật phần di sản bắt buộc chia cho B, C, D sẽ được tính như sau:

2/3 x (900 : 3) = 200 triệu đồng

- Nhưng vì theo bản di chúc chị D chỉ được hưởng phần vốn góp với ông E là 100 triệu đồng. Nên phần còn thiếu của chị sẽ được lấy từ hai người còn lại, mỗi người một nửa phần còn thiếu

=> Cuối cùng, kết hợp Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc với ý chí của người lập di chúc là ông A. Di sản thừa kế sẽ được chia như sau

Bà B  : 450 triệu đồng.

Chị C : 250 triệu đồng.

Chị D : 200 triệu đồng.

2, Tình hướng về quyền tác giả

- Khoản 1 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định về Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:

"Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”.

Tác phẩm này thuộc diện tác phẩm kiến trúc và được thể hiện dưới dạng vật chất nên ông A được bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm này.

- Điểm b khoản 1 Điều 27 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

“Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết”.

- Khoản 3 Điều 20 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định về quyền tài sản như sau:

“Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”.

Như vậy Công ty B khai thác sử dụng tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam của ông A quảng cáo thu lợi nhuận phải xin phép và trả thù lao quyền tác giả cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.

Như vậy việc công ty Khai Sáng sử dụng khai thác tác phẩm “Vườn thượng uyển” không nằm trong các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả nhuận bút thù lao (quy định tại điều 25 Luật SHTT) mà nhằm mục đích thương mại nên công ty Khai Sáng phải trả tiền thù lao cho ông A.

=> Công ty Khai Sáng nêu lý do chưa có thỏa thuận nào về tiền thù lao vì thế mà không trả thù lao cho ông A thì công ty Khai Sáng đã xâm phạm quyền tác giả và buộc phải trả một khoản thù lao cho tác giả của tác phẩm kiến trúc đó.

Khoản thù lao mà tác giả được nhận theo luật SHTT quy định là tùy thuộc thỏa thuận giữa hai bên tác giả và công ty Khai Sáng chứ không nhất thiết là 15% doanh số bán vé.

Ông A đưa ra yêu cầu ông cho là phù hợp với mức thù lao ông xứng đáng nhận được là 15% doanh số bán vé. Công ty Khai Sáng buộc phải xem xét đề nghị đó và thỏa thuận với ông A mức thù lao công ty chấp nhận được, hai bên phải ra được kết quả làm hài lòng nhất chứ công ty B không có quyền từ chối trả thù lao. Trong trường hợp nếu hai bên đều không thỏa thuận được thì phải đưa ra Pháp luật. Lúc đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tính toán một mức hợp lý để trả cho ông A và hai bên buộc phải chấp nhận.

TIỂU LUẬN: LUẬT KINH TẾ

Đề tài: Pháp luật về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Mục lục

A. Lời mở đầu

B. Nội dung.

1. Khái niệm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

2. Các đặc điểm cơ bản của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (4 đặc điểm)

3. Tính hiệu quả của việc ghi nhận tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

4. Các yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

5. Hình phạt đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

6. Thực trạng và đề ra giải pháp giải quyết tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

C. Kết luận

D. Danh mục tài liệu tham khảo

1, Giáo trình luật kinh tế, Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội

2, Luật sở hữu trí tuệ 2009

3, Báo tuổi trẻ Thủ Đô, tin kinh tế 2006

A. Lời mở đầu

     Ngày nay, vấn đề sở hữu trí tuệ là vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia khi tham gia hội nhập quốc tế. Một quốc gia thực thi tốt việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, khuyến khích chuyển giao công nghệ và tạo môi trường thuận lợi hơn cho những cải tiến trong thương mại và công nghiệp. Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức hơn nhất là đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật cho phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một lĩnh vực còn tương đối mới ở Việt Nam. Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ trong những năm gần đây cũng ngày càng được hoàn thiện. Với việc ban hành
Luật Sở hữu trí tuệ - luật chuyên biệt đầu tiên trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã đánh dấu một mốc quan trọng đối với pháp luật Việt Nam. Luật Sở hữu trí tuệ  cùng với các văn bản liên quan đã tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, thuận lợi, đã tương thích hơn với các quy định của pháp luật thế giới về Sở hữu trí tuệ và đã khuyến khích các hoạt động lao động sáng tạo.
     Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay cũng ngày càng đa dạng và phổ biến hơn, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, ở khắp nơi và với hầu hết các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ như: xâm phạm các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
(SHCN), xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, xâm phạm quyền đối với giống cây trồng. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực 
hiện bằng nhiều phương pháp, thủ đoạn mới như sử dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại… làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý khó phát hiện. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ngày càng nguy hiểm hơn về tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ, không chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng cả đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài. Chính vì lí do trên mà em đã chọn đề tài: “Pháp luật về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp”.

Bài làm của em có thể còn có nhiều thiếu sót nên em mong nhận được sự chỉ bảo từ cô giáo để có thể hoàn thiện hơn kiến thức của bản thân về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn cô!

B. Nội dung

1.  Khái niệm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

     Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại.

2. Các đặc điểm cơ bản của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (4 đặc điểm)

     Thứ nhất, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi nguy hiểm cho xã hội: Đó là hành vi gây nên thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được pháp luật hình sự bảo vệ. Đây căn cứ để phân biệt hành vi là tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác.

     Thứ hai, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi bị luật hình sự cấm (còn gọi là tính trái pháp luật hình sự của tội phạm): Đặc điểm pháp lý về hình thức của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong luật hình sự thể hiện ở Điều 2 Bộ luật hình sự hiện hành: "Chỉ người nào phạm một tội đã được luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" và tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), đã áp dụng chế tài đối với người thực hiện hành vi phạm tội là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù có thời hạn.

     Thứ ba, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý: Chủ thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải là người ở trong trạng thái bình thường (không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác làm mất hoàn toàn khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi) và tại thời điểm thực hiện tội phạm, người này còn phải đạt đến một độ tuổi nhất định mà luật hình sự quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Cùng với năng lực trách nhiệm hình sự, chủ thể khi thực hiện tội phạm ngoài độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì yếu tố lỗi cũng là một đặc điểm chủ quan (lỗi cố ý) mang tính bắt buộc; gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi do mình gây ra nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra.

     Thứ tư, đối tượng của tội phạm này là xâm phạm đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại của quyền sở hữu công nghiệp cụ thể: Bộ luật hình sự năm 1999 khi chưa sửa đổi, bổ sung thì đối tượng tác động của tội phạm gồm rất nhiều: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa v.v.. đang được bảo hộ tại Việt Nam). Sau khi sửa đổi năm 2009 thì thì đối tượng tác động của tội phạm này chủ yếu là nhãn hiệu gồm (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết) và chỉ dẫn địa lý (chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý chỉ có thể là tổ chức hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...