SEMINAR LẦN I : LUẬT KINH TẾ
8/14/2023 10:27:21 AM
diepn2 ...

Câu 1 (Nhà nước)

           Trình bày so sánh về vị trí pháp lí và chức năng cơ bản của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao theo Hiến pháp hiện hành (2013).

            Ở nước ta, chính quyền địa phương có mấy cấp? Xu hướng cải cách chính quyền địa phương sắp tới ở VN như thế nào?

Câu 2 (Pháp luật)

            Pháp luật có mấy đặc tính? Trình bày nội dung của mỗi đặc tính. Lấy VD cụ thể để minh họa mỗi đặc tính. Bạn có nhận xét gì về Hệ thống pháp luật VN hiện nay

Câu 3 (Luật Dân sự)

            Quyền sở hữu trong Luật Dân sự gồm những nội dung cơ bản nào. Phân tích các nội dung trên và cho VD minh họa.

Bài làm

Câu 1:

 

Vị trí

Chức năng

QUỐC HỘI

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, Quyền lập pháp, Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước

CHỦ TỊCH NƯỚC

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về mặt đối nội và đối ngoại

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội

CHÍNH PHỦ

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp – Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố,kiểm sát hoạt động tư pháp – Viện kiểm sát nhân dân gồm kiểm sát nhân dân tối cao và các kiểm sát khác luật định

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ịch của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất

A Như vậy Quốc hội có vị trí pháp lí và chức năng quan trọng nhất. Vì Quốc hội là cơ quan giám sát tối cao của Đất nước, có quyền bầu hoặc bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước,... Đưa ra quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của Đất nước.

* Chính quyền địa phương ở Việt Nam được chia thành hai cấp:

- Chính quyền địa phương cấp cơ sở: Là cơ sở gần dân nhất, quản lý đơn vị hành chính cấp bé nhất

- Chính quyền địa phương cấp trung gian: Đây là chính quyền cấp của đơn vị hành chính cấp trung gian hay cấp khu vực, vùng: nghĩa là dưới trung ương và trên địa phương cấp cơ sở. Địa phương cấp trung gian được hình thành trên cơ sở một tập hợp nhiều địa phương các cơ sở. Có thể có hơn một cấp trung gian

- Ở mỗi cấp cơ quan hành chính là UBND

* Xu hướng cải cách chính quyền địa phương sắp tới ở Việt Nam:

Trong nền chính trị ở nước ta việc cải cách chính quyền địa phương phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó đòi hỏi Đảng phải đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân của những trì trệ, bất cập trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay, định hướng cải cách chính quyền địa phương một cách căn bản trên quan điểm dân chủ thực sự cho dân, đặt cải cải chính quyền địa phương trong xu hướng phát triển chung của chính quyền địa phương hiện nay trên thế giới. Cải cách chính quyền địa phương phải tập chung vào vấn đề căn bản đó là mô hình chính quyền địa phương. Nếu chính quyền địa phương chưa thật ổn định thì vấn đề đặt ra là lựa chọn mô hình chính quyền địa phương tập chung hay

Câu 2:

* Pháp luật có 5 đặc tính chính:

   - Tính quy phạm phổ biến (Tính bắt buộc chung):

Thể hiện pháp luật được áp dụng bắt buộc chung cho mọi người, toàn thể xã hội hoặc áp dụng cho một loại đối tượng nhất định. Pháp luật luôn luôn có hiệu quả lâu dài, thường xuyên, trừ trường hợp bị sửa đổi hoặc bãi bỏ của cơ quan có thẩm quyền.

VD: Pháp luật quy định mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế.

   - Tính được đảm bảo bằng nhà nước:

Pháp luật được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều đó có nghĩa là quy phạm pháp luật có tính quyền lực Nhà nước và bắt buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức, công dân. Đồng thời, để pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh, Nhà nước sử dụng các biện pháp tư tưởng, tổ chức, kinh tế, khuyến khích, cưỡng chế,... bảo đảm đưa pháp luật vào đời sống.

VD: Doanh nghiệp tham gia nộp thuế đầy đủ, chấp hành đúng pháp luật, không trốn thuế. Khi có chuyện xảy ra sẽ được Pháp luật bảo vệ.

Tính đảm bảo được thực hiện bằng Nhà nước: Pháp luật do nhà nước ban hành và thừa nhận. Đồng thời, Nhà nước sẽ đảm bảo cho pháp luật đó được thực hiện trong thực tiễn đời sống. Sự đảm bảo đó được thể hiện:

+ Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích giúp đỡ để chủ thể thực hiện pháp luật.

+ Nhà nước đảm bảo cho pháp luật được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước

   - Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

Là sự thể hiện nội dung pháp luật trong những hình thức nhất định, nội dung của pháp luật phải được xác định rõ ràng, chặt chẽ. Điều này nhằm bảo đảm nguyên tắc “ Bất cứ ai được đặt vào hoàn cảnh ấy cũng không thể làm khác được”.

Nội dung của Pháp luật phải được quy định rõ ràng, chặt chẽ, khái quát trong các khoản của mọi điều luật, trong các điều luật, trong một văn bản Pháp luật và toàn bộ hệ thống Pháp luật nói chung. Nếu các quy phạm pháp luật quy định không đủ, không rõ, không chính xác thì sẽ tạo ra những kẽ hở cho sự chuyên quyền, lạm dụng, những hành vi vi phạm Pháp luật như tham ô, lãng phí, phá hoại... Như vậy nội dung của Pháp luật phải được biểu hiện bằng ngôn ngữ Pháp luật rõ ràng, chính xác dưới hình thức nhất định của Pháp luật.

VD: Văn bản Pháp luật phải sử dụng ngôn ngữ hành chính công vụ, không có yếu tố tự sự tránh một số hành vi lách luật

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...