Luật doanh nghiệp, Vì sao nói hợp đồng dân sự là hợp đồng gốc,Giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại có mối quan hệ như thế nào? và Luật lao động
7/18/2023 8:35:05 AM
diepn2 ...

Câu 1: Luật doanh nghiệp

1.1, Thủ tục thành lập một doanh nghiệp

- Hợp đồng trước đăng kí kinh doanh

+ Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền được kí các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng kí kinh doanh

+ Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã kí

+ Trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì người kí kết hợp đồng tự chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp đồng đó

- Trình tự đăng kí kinh doanh

+ Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền (Sở kế và đầu tư cấp tỉnh) và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh.

+ Cơ quan đăng kí kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh và cấp giấy chứng nhận Đăng kí kinh doanh trong thời hạn luật định; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lí do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

+ Cơ quan đăng kí kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại luật doanh nghiệp.

+ Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăn kí kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của Pháp luật vè đầu tư

+ Hồ sơ đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp gồm

\ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (Tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại, số fax; ngành – nghề kinh doanh; vố điều lệ của doanh nghiệp; họ tên, chữ kí, địa chỉ thường trú, quốc tịch... của chủ sỡ hữu công ty)

\ Điều lệ Công ty

\ Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 2TV, Cổ phần)

\ Và một số giấy tờ khác tùy trường hợp đặc biệt

1.2. Các loại hình doanh nghiệp

- Công ty trách nhiệm hữu hạn

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

- Công ty cổ phần

- Công ty hợp danh

- Doanh nghiệp tư nhân

1.3. So sánh các loại hình công ty

 

Khái niệm

Đặc điểm pháp lý

Tổ chức quản lý

Cách thức góp vốn

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

- Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu.

- Chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn

- Có tư cách pháp nhân

- Không được quyền phát hành cổ phần.

-Chủ tịch công ty và giám đốc hoặc tổng giám đốc.

 

- Vốn sở hữu do chủ sở hữu đầu tư toàn bộ.

- Phải góp đủ vốn trong vòng 90 ngày.

- Giảm vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ.

- Tăng vốn bằng cách huy động vốn từ cá nhân (tổ chức) khác.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

- Là một doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50 người. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân

- Số lượng thành viên không vượt quá 50 người

- Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn

- Có tư cách pháp nhân

- Không được quyền phát hành cổ phần

- Hội đồng thành viên gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc (Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát ( Từ 11 thành viên trở lên)

- Công ty có thể tăng giảm vốn điều lệ theo quy định

- Thành viên phải góp đủ vốn trong vòng 90 ngày

- Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần  góp vốn

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân

- Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng tối thiểu là 3

- Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn

- Có quyền phát hành cổ phần

- Có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần

- Có tư cách pháp nhân

- Đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc( tổng giám đốc) và ban kiểm soát( Nếu: trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần)

Theo Nghị định 102/2010/NĐ-CP:

- Các cổ đông phải góp đủ theo vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày.

- Số cổ phần được quyền phát hành bao gồm số cổ phần đã đăng ký mua tại thời điểm đăng ký kinh doanh và số cổ phần chào bán sẽ được dùng để huy động vốn trong thời hạn 03 năm.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung ( sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty

- Thành viên góp vốn, có thể là cá nhân hoặc tổ chức chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

- Phải có ít nhất 2 thành viên HD là cá nhân.

- TVHD chịu trách nhiệm vô hạn

- TVGV chịu trách nhiệm hữu hạn

- Có tư cách pháp nhân

- Không được phát hành chứng khoán

- Hội đồng thành viên, chủ tịch HDTV và giám đốc (tổng giám đốc)

- TVHD và TVGV phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết

- TVHD không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

- Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

Doanh nghiệp tư nhân

Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

- Chủ doanh nghiệp có quyền quản lý, cho thuê, bán, tạm ngừng hoạt động, giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi thành công ty TNHH

- Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng kí DN, đăng ký vốn, nộp thuế và tuân thủ các quy định của PL

 - Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu, do đó cá nhân này có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.

- Vốn do chủ doanh  nghiệp tự đầu tư và ghi rõ trong sổ kế toán và tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của vốn góp

- Có quyền tăng hoặc giảm vốn

Câu 2. Luật hợp đồng

* Tại sao nói hợp đồng dân sự là hợp đồng gốc

  Nói hợp đồng dân sự là hợp đồng gốc là vì

 - Hợp đồng dân sự chỉ là tên gọi chung của rất nhiều loại hợp đồng như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vận chuyển...
- Ta thấy trong các loại hợp đồng thông dụng được quy định trong bộ luật dân sự cũng chưa thể bao hàm hết được các dạng hợp đồng thực tế phát sinh, nhất là những dạng hợp đồng được phát sinh sau khi có bộ luật dân sự, bằng chứng là có rất nhiều Luật chuyên ngành quy định về hợp đồng như hợp đồng xây dựng trong Luật xây dựng; Trong Luật bảo hiểm y tế cũng có quy định về hợp đồng....những quy định về hợp đồng trong các luật dạng này khi nhà làm luật ban hành cũng phải dựa trên những quy định chung về hợp đồng dân sự như đảm bảo các nguyên tắc của HĐDS.

* Giữa hợp đồng dân sự với hợp đồng thương mại có mối quan hệ như thế nào

- Về nội dung

+ Đều là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng và thỏa thuận của các bên;

 + Đều hướng tới lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của các bên tham gia giao kết hợp đồng

 + Hai loại hợp đồng này có một số điều khoản tương tự như: Điều khoản về chủ thể; đối tượng của hợp đồng; giá cả; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức thực hiện; phương thức thanh toán; giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

- Về hình thức

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...