Chủ đề 3: Phân tích tính tất yếu khách quan, những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam? Đặc trưng và những nhân tố ảnh hưởng đến các quan hệ lợi ích kinh tế? Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế? Vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Phân tích tính tất yếu khách quan và nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam? Phân tích tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam?
Mục lục
I. Lời mở đầu
II. Nội dung
1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2. Một số khía cạnh của kinh tế thị trường
A. Phân tích tính tất yếu khách quan, những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
B. Những nhân tố ảnh hưởng đến các quan hệ lợi ích kinh tế
C. Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế? Vai trò của Nhà nước trong việc đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế
2. Phân tích tính tất yếu khách quan và nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
3. Phân tích tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam
III. Kết luận
..................................................................................................................................................................
I. Lời mở đầu
Nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của từng quốc gia từng dân tộc. Vấn đề nhà nước và thị trường là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nhiều thập kỉ qua, do đó việc tìm tòi mô hình quản lý kinh tế thích hợp và có hiệu quả hơn là vấn đề mà nhà nước ta và nhiều nước trên thế giới quan tâm. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố tất yếu cơ bản của quá trình đổi mới quản lý kinh tế ở nước ta. Trong những năm qua, nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước, nước ta đã thoát khỏi những khủng hoảng, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, việc quan tâm đến xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một điều sức cần thiết. Từ đó ta sẽ làm rõ được tính tất yếu khách quan và nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và phân tích được tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam.
Đây là một đề tài khá thú vị song cũng không hề đơn giản. Với một hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá và đóng góp ý kiến của thầy giáo để giúp chỉ bảo để em có những nhận thức rõ ràng hơn, đúng đắn hơn, mai sau khi ra trường em có thể góp một phần nhỏ cho công cuộc xây dựng nền kinh tế nước ta. Em xin chân thành cảm ơn thầy!
1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà Nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
2. Một số khía cạnh của kinh tế thị trường.
A. Phân tích tính tất yếu khách quan, những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
* Tính tất yếu khách quan
Việt Nam phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn khách quan, sáng tạo, hợp quy luật. Trước hết phải nói rằng, sự ra đời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới. Đây là quá trình tìm tòi sáng tạo, gian khổ, lâu dài nhằm tìm ra quy luật vận động, phát triển kinh tế thị trường. Từ Đại hội VI đến nay, Đảng ta luôn khẳng định: Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH mà là thành tựu của nền văn minh nhân loại tồn tại khách quan cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng. Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự lựa chọn vừa phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của thời đại, vừa là sự tiếp thu các giá trị truyền thống của đất nước và những yếu tố tích cực trong giai đoạn phát triển đã qua của chủ nghĩa xã hội kiểu cũ. Đây cũng là sự trùng hợp giữa quy luật khách quan với mong muốn chủ quan, giữa tính tất yếu thời đại với lôgic tiến hoá nội sinh của dân tộc.
Do tính ưu việt của kinh tế thị trường thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh, phân bố nguồn lực có hiệu quả; làm cho nền kinh tế phát triển năng động, kích thích tiến bộ kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động. Kinh tế thị trường tạo ra động lực để các doanh nghiệp có thể đổi mới, phát triển mình. Lý do là bởi, khi các doanh nghiệp đó muốn cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì đòi hỏi họ phải đổi mới về công nghệ, về quy trình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm của mình. Sự đổi mới đó không có giới hạn. Nó cũng là tiền đề để có được một lực lượng sản xuất lớn cho xã hội, tạo ra hàng hóa, sản phẩm dư thừa giúp thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng ở mức tối đa. Ở nền kinh tế thị trường thì con người thỏa sức sáng tạo, với mong muốn tìm ra phương án cải tiến cho phương thức làm việc, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm.
Mô hình kinh tế thị trường phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trên thế giới có nhiều mô hình kinh tế thị trường, nhưng việc phát triển mà dẫn tới dân không giàu, nước không mạnh, không dân chủ, kém văn minh thì không ai mong muốn. Thế giới cũng vậy và nhân dân Việt Nam cũng vậy. Cho nên, phấn đấu vì mục tiêu dân chủ, công bằng, văn minh là khát vọng của nhân dân Việt Nam. Để hiện thực hóa khát vọng như vậy, việc thực hiện kinh tế thị trường mf trong đó hướng tới những giá trị mới do đó, là tất yếu khách quan.
* Những đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
=> Việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phản ánh điều kiện lịch sử khách quan ở nước ta so với các quốc gia trên thế giới. Nội dung tiếp theo ở đây sẽ trình bày làm rõ hơn những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên một số tiêu chí cơ bản.
Về mục tiêu
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phương thức để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Đây là sự khác biệt cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Mục đích đó bắt nguồn từ cơ sở kinh tế – xã hội của thời kì quá độ lên cnxh và là sự phản ánh mục tiêu chính trị - xã hội mà nhan dân ta đang phấn đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Mặt khác đi đôi với sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, quá trình phát triển kt thị trường ở VN còn gắn với xd quan hệ sx tiến bộ, phù hợp nhằm ngày càng hoàn thiện cơ sở kinh tế - xã hội của chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam đang ở chặng đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất còn yếu kém, lạc hậu nên việc sử dụng cơ chế thị trường cùng các hình thức và phương pháp quản lý của nền kinh tế thị trường là để kích thích sản xuất, khuyến khích sự năng động sáng tạo của người lao động, giải phóng sản xuất, thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa, bảo đảm từng bước xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình đó cần phải hết sức chú ý hạn chế tính tự phát tư bản chủ nghĩa do cơ chế thị trường mang lại.
Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta tồn tại nhiều chế độ sở hữu khác nhau: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Trong đó, từng bước xây dựng và củng cố chế độ công hữu phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất là dấu hiệu hàng đầu của định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong khi khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thì thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng tạo ra môi trường thuận lợi để các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng. Thể chế kinh tế hiện hành khẳng định vai trò nền tảng của chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa, nhưng không có nghĩa là chế độ ấy bao quát hết mọi tư liệu sản xuất, mà chỉ bao gồm những tư liệu sản xuất chủ yếu. Đảng ta khẳng định vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay như sau: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”.
Về vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở mọi quốc gia trên thế giới, nhà nước đều phải can thiệp (điều tiết) quá trình phát triển kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết tật của kinh tế thị trường và định hướng chúng theo mục tiêu đã định. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự làm chủ và giám sát của nhân dân. Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường.
Về quan hệ phân phối: Quan hệ phân phối bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng các loại hình sở hữu, do đó tồn tại nhiều hình thức phân phối khác nhau: Phân phối đầu vào: Phân phối công bằng các yếu tố sản xuất. Phân phối theo kết quả LĐ, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác và phần phối thông qua phúc lợi XH. Trong các hình thức phân phối đó, phân phối theo LĐ, theo hiệu quả kinh tế và phân phối theo phúc lợi là những hình thức phân phối phản ánh định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở VN.
Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa – xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; phải coi đầu tư cho các vấn đề xã hội (giáo dục, văn hóa, y tế, thể dục thể thao,...) là đầu tư cho sự phát triển bền vững.
B. Những nhân tố ảnh hưởng đến các quan hệ lợi ích kinh tế
* Khái niệm lợi ích kinh tế: Là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó.
* Những nhân tố ảnh hưởng đến các quan hệ lợi ích kinh tế
Thứ nhất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Là phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất của con người, lợi ích kinh tế trước hết phụ thuộc vào số lượng, chất lượng hàng hóa dịch vụ mà điều này lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Do đó, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao, việc đáp ứng lợi ích kinh tế của các chủ thể càng tốt. Quan hệ lợi ích kinh tế vì vậy càng có điều kiện để thống nhất với nhau.
Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất xã hội. Quan hệ sản xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quyết định vị trí, vai trò của mỗi con người, mỗi chủ thể trong qua trình tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất và trao đổi, mà nó là sản phẩm của những quan hệ sản xuất trao đổi, là hình thức tồn tại và biểu hiện của các quan hệ sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế thị trường.