NÊU VÍ DỤ VIỆC ỨNG DỤNG CÁC HỌC THUYẾT QUẢN LÝ TRONG TỔ CHỨC
8/3/2023 10:54:52 AM
diepn2 ...
Tiểu luận môn khoa học quản lý
ĐỀ BÀI: NÊU VÍ DỤ VIỆC ỨNG DỤNG CÁC HỌC THUYẾT QUẢN LÝ TRONG TỔ CHỨC.
1. Áp dụng học thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow trong Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Hưng Yên.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (tên giao dịch bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank), được gọi tắt là Ngân hàng Á Châu (ACB), chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 4 tháng 6 năm 1993. Gồm 280 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc.
- Nhận thấy rằng nguồn lực chính giúp ngân hàng phát triển bền vững, lâu dài, ổn định chính là nhân viên sở tại. Ngân hàng luôn quan tâm đến nhu cầu và tìm phương pháp đổi mới giúp nhân viên phát huy hết được năng lực của mình. Đó cũng chính là lí do ACB đã áp dụng học thuyết quản lý thang bậc nhu cầu vào doanh nghiệp của mình.
- Trong quá trình làm việc nhân viên luôn được hỗ trợ về mặt vật chất cũng như tinh thần. Ngoài việc cung cấp cơ sở vật chất như: vật tư, tiền bạc, thông tin cần thiết để đảm bảo hoàn thành công việc, nhân viên còn được giao quyền giải quyết công việc của mình và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc mình làm. Các nhân viên có ý thức làm chủ công việc của mình nên họ hết lòng với công việc được giao. Nhân viên cảm thấy được động viên khi hoàn thành xuất sắc một công việc cụ thể.
- Ngoài ra, các nhân viên còn được đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm giải quyết công việc – điều này làm thỏa mãn cái tôi của mỗi thành viên, nhân viên cảm thấy công việc mình làm có ý nghĩa và tạo điều kiện cho các thành viên khác có cơ hội học tập lẫn nhau. Cấp trên tôn trọng cấp dưới, cấp dưới nghe lời và tuân thủ yêu cầu làm việc của cấp trên.
- Bầu không khí làm việc trong công ty rất hài hòa, thoải mái, luôn có những tiếng cười nên nhân viên làm việc cảm thấy vui vẻ hơn, năng động hơn. Các nhân viên sống trong tập thể đoàn kết, thân ái, quan tâm đến nhau, hiểu nhau, tôn trọng nhau. Đây là điểm đặc biệt để giữ chân nhân viên, giúp nhân viên gắn bó lâu dài với ngân hàng.
- Về chế độ khen thưởng: hàng năm, ngân hàng sẽ trích ra một quỹ gọi là quỹ khen thưởng cho nhân viên. Đối tượng áp dụng khen thưởng là tất cả những người có thành tích cao trong công việc. Ngoài ra Ngân hàng cũng thường xuyên tổ chức thi đua khen thưởng, mỗi vị trí khác nhau lại có những chương trình thi đua khác nhau phù hợp với công việc của từng người. Hàng năm, ngân hàng có tổ chức kì thi kiểm tra kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên và đó cũng là cuộc thi nhân viên giỏi trên toàn hệ thống. Đây cũng chính là một trong những công cụ giúp nhân viên nỗ lực hết mình, tự khẳng định bản thân, giúp cho công việc đạt hiệu quả cao.
2. Ứng dụng trường phái quản lý Nhật Bản với thuyết Z vào công ty General Motor.
- General Motor là một công ty điển hình trong việc ứng dụng thành công thuyết Z và không một công ty nào của Hoa Kỳ xây dựng được một phương pháp tham gia ở cấp nhà máy nghiêm túc và đầy đủ đến như vậy. Người ta nói General Motor có nhiều đặc điểm riêng của mô hình xí nghiệp kiểu Z.
Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...
- Năm 1973 xuất hiện uỷ ban quốc gia cải thiện đời sống trong lao động. Uỷ ban này lo cải thiện lòng tin giữa nghiệp đoàn và ban giám đốc trong công ty bằng cách giúp mỗi bên hiểu được những sự tế nhị của lập trường bên kia và bằng cách phát triển một hình thức thân mật trong toàn bộ công ty. Tháng 4-1978 General Motor tổ chức hội nghị lớn: chính sách chính của hội nghị là mục đích của người lao động và nguời phụ trách phải cùng một hướng, sao cho cả hai có thể hỗ trợ nhau mà không nhóm nào bị lu mờ. Sự đối lập giữa tiền lãi của công ty và việc tôn trọng công nhân là đề tài lớn mà người ta luôn luôn thấy ở công ty General Motor hoặc bất cứ xí nghiệp Z nào.
- Những người phụ trách họ bắt đầu thoáng thấy những điều cần thiết: Đầu tư vào việc đào tạo nhân viên, phát triển lâu dài quan hệ làm việc, tôn trọng yêu cầu xã hội và tình cảm của nhân viên cũng như nhân phẩm của họ, cuối cùng để nhân viên tham gia vào các quyết định. Tóm lạI, họ đã vân dụng các nguyên tắc của thuyết Z rất mẫu mực: lòng tin vào các mối quan hệ, sự tham gia, thông tin, hy vọng cao hơn…
- Trở lại tháng 8-1975 General Motor xây dựng hệ thống xã hội kỹ thuật trong công ty. Văn bản sau đây được trích từ báo cáo của nhóm: “ Nhóm can thiệp đã nghiên cứu nhiều phong cách quản lý khác nhau, đi thăm nhiều xí nghiêp khác nhau và phân tích cách ứng xử của con người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Điều này cho phép nhóm xây dựng môt triết lý cơ bản về con người và về các nguyên tắc làm cơ sở cho việc quan niêm môt phong cách quản lý. Nhóm tâp trung vào việc cải thiện chất lượng đời sồng cho người lao động và nâng cao hiệu quả thông qua việc tham gia tập thể. Nhóm dành hàng trăm giờ để định ra tất cả các giai đoạn cần thiết cho việc chế tạo ra một bộ bánh răng. Những nhiệm vụ đòi hỏi sự tham gia của mỗi thành viên có Êkip ”. Giám đốc nhà máy mô tả chức năng của sự Êkip như sau: “ Êkip là nhóm cơ bản trong nội bộ công ty làm nền cho chất lượng đời sống trong lao động và cho việc tuyển mộ nhân viên. Êkip gồm 8-10 người. Mỗi Êkip chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động gắn với chức năng của mình, kể cả kiểm tra chất lượng, lắp ráp máy và bảo dưỡng máy. Ngoài những nhóm, mỗi Êkip bầu ra một đại biểu vào các uỷ ban nhà máy và chịu trách nhiệm thảo luận những vấn đề chung hơn. Một trong những vấn đề đó liên quan đến việc triển khai tiêu chuẩn đánh giá khả năng cá nhân so với khả năng cao hơn đáng được tăng lương. Một uỷ ban nhà máy chuẩn bị một số ý kiến nhắc nhủ mà ban giám đốc tiếp nhận một cách thuận lợi.
* Những thành tựu đạt được:
- Chất lượng sản phẩn tốt, gía cả hợp lý
- Đảm bảo 99% lượng hàng giao mà không tăng cước vận chuyển
- Chỉ số an toàn tốt nhất
- Số giờ làm thêm có kiểm soát dưới 2% đối với người ăn lương và người lao động ăn lương giờ