Làm rõ khái niệm, nội dung tiềm lực chính trị - tinh thần. Thực trạng và giải pháp để xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần vững mạnh trong tình hình hiện nay. Trách nhiệm của sinh viên?
7/21/2023 2:15:54 PM
diepn2 ...

Phần 1. Những vấn đề chung

I, Lý do chọn đề bài, ý nghĩa và giá trị của đề tài

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng như trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh bảo vệ tổ quốc , cha ông ta và Đảng ta luôn coi trọng và phát huy sức mạnh Chính trị - tinh thần để tạo nên và phát huy sức mạnh của các nhân tố khác để đánh thắng giặc. Trong chiến tranh BVTQ tương lai, chúng ta phải đối phó với đối phương sử dụng vũ khí công nghệ cao, có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh hơn ta nhiều lần. Vì vậy, xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong khu vực phòng thủ càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “ làm rõ khái niệm, nội dung  tiềm lực chính trị - tinh thần. Thực trạng và giải pháp để xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần vững mạnh trong tình hình hiện nay. Trách nhiệm của sinh viên?” làm đề tài tiểu luận.

II. Mục lục

1. Lời mở đầu

2.Nội dung

2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn

2.2. Khái niệm, nội dung tiềm lực chính trị tinh thần

A. Khái niệm

B. Nội dung xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần

2.3. Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng tiềm lực CT-TT trong KVPT hiện nay

2.4, Rút ra ý nghĩa thực tiễn

3. Kết luận

III. Quy ước những từ ngữ viết tắt

- Quốc phòng toàn dân : QPTD

- An ninh nhân dân         : ANND

- Xã hội chủ nghĩa            : XHCN

- Chính trị tinh thần         : CT-TT

- Bảo vệ tổ quốc               : BVTQ

- Khu vực phòng thủ        : KVPT

1. Lời mở đầu

Xây dựng nền QPTD vững mạnh là yêu cầu khách quan của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, hệ thống chính trị và toàn dân; đòi hỏi phải xây dựng toàn diện cả về tiềm lực, lực lượng và thế trận, trong đó chú trọng xây dựng và phát huy nhân tố chính trị - tinh thần. Bởi đây là nhân tố giữ vai trò cơ sở, nền tảng để xây dựng và phát huy các nhân tố khác tạo sức mạnh tổng hợp của nền QPTD; là vấn đề chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN).

2.Nội dung

2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn

- Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn phải đương đầu với kẻ thù xâm lược có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn hơn nhiều lần. Vì vậy, ở các triều đại phong kiến, bên cạnh việc chăm lo xây dựng lực lượng một cách toàn diện, ông cha ta đều rất coi trọng xây dựng nền tảng CT-TT từ nhân dân, coi đó là kế sách xuyên suốt để giữ nước. Xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh, gắn bó với dân, thực hiện giang sơn một mối, vua tôi đồng lòng, cả nước góp sức. Xây dựng đất nước làm cho “dân giàu, nước mạnh”, “quốc phú binh cường”, kết hợp giữa “việc binh” và “việc nông”, giữa kinh tế và quân sự. Xây dựng lực lượng quân sự mạnh với phương châm “quân cốt tinh không cốt đông”, “toàn dân là lính”, “cả nước đánh giặc”, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước’. Nhờ những chính sách ấy, các triều đại phong kiến đã động viên được toàn dân, cả nước tham gia vào sự nghiệp quốc phòng, đánh tan giặc ngoại xâm, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ. Trong kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta đã phát huy cao độ nhân tố CT-TT, khơi dậy lòng yêu nước, nêu cao ý chí quật cường lòng tự hào dân tộc để đánh thắng giặc, làm nên những chiến công hiển hách.

- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” Đại thắng mùa Xuân năm 1975 của quân và dân ta là do sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố: Kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao,… của nhiều lựclượng: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, quân chúng nhân dân...;của “thế trận lòng dân” cả nước và từng địa phương tạo nên. Trong đó yếu tố cơ bản nhất, suy đến cùng, quyết định thắng lợi là nhân tố CT-TT của quân chúng nhân dân. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tăng cường quốc phòng, an ninh; thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá để xây dựng và BVTQ xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh BVTQ xã hội chủ nghĩa là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Tư duy mới về BVTQ của Đảng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu phản ánh mục đích chính trị BVTQ Việt nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Mục tiêu, nhiệm vụ BVTQ xã hội chủ nghĩa đã chỉ ra phương thức tiến hành BVTQ trong thời kỳ mới: một mặt tíchcực xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra sức mạnh toàn diện để BVTQ; mặt khác, tăng cường tiềm lực quốc phòng bảo đảm cho đất nước luôn có đủ sức mạnh vũ trang cần thiết để răn đe và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược từ bên ngoài trên mọi quy mô. Thực tế đó khẳng định, vai trò ngày càng tăng của sức mạnh CT-TT trong sự nghiệp BVTQ xã hội chủ nghĩa.

2.2. Khái niệm, nội dung tiềm lực chính trị tinh thần

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...