Chủ đề: Hãy trình bày quá trình hiện thực hóa tư tưởng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1954-1986
Phần 1. Lời mở đầu
Mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên trên Thế giới ra đời trong hoàn cảnh rất đặc biệt, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Liên Xô là nước đi tiên phong trong việc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, và đã giành được những thành tựu to lớn cho đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được đảm bảo ngày vàng tốt hơn. Bước tiến lớn hơn cả về khoa học, chinh phục vũ trụ, văn hóa, nghệ thuật... chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực không chỉ mở ra một xu thế mới tất yếu giải phóng dân tộc mà nó còn đóng vai trò quan trọng quyết định đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, bao vệ hòa bình thế giới. Đảng cộng sản Việt Nam đã thấy được vai trò, sự tích cực và vận dụng mô hình xã hội chủ nghĩa là tất yếu. Chủ nghĩa xã hội đã mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập dân tộc và thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
Phần 2. Nội dung
=> Việt Nam bắt tay vào sự nghiệp xây dựng Xã hội Chủ nghĩa từ năm 1954, nhưng phải đến năm 1958 mới thực sự tập trung vào tiến hành cuộc cách mạng XHCN. Quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam từ năm 1954 đến trước Đại hội VI (1986) có thể chia thành hai giai đoạn.
1. Giai đoạn từ năm 1954-1957 (Trước 1958) thực hiện quá độ gián tiếp (Qúa độ gián tiếp là đi lên chủ nghĩa xã hội phát triển còn thấp hoặc nhưng nước tiền tư bản)
- Sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ , nhân dân ta giành được thắng lợi to lớn, đánh dấu bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954) và Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954). Cách mạng Việt Nam từ đó bước sang giai đoạn mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất đất nước, hoàn thành độc lập và dân chủ.
- Trong lịch sử đó, nghị quyết Bộ Chính trị đã xác định mỗi miền có một nhiệm vụ khác nhau. Miền Bắc phải được củng cố vững chắc để làm chỗ dựa cho cách mạng miền Nam. Muốn vậy, không thể để miền Bắc trong tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, lạc hậu và càng không thể đi theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này thâu tóm đầy đủ những mâu thuẫn khó khăn phức tạp và chi phối tất cả những đặc điểm khác.
+ Sản xuất nông nghiệp được đặc biệt coi trọng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) nhấn mạnh: Phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc về tính chất rất trọng yếu của sản xuất nông nghiệp đối với cả nền kinh tế nước ta hiện nay và sau này. Phải khôi phục sản xuất nông nghiệp để giải quyết vấn đề lương thực (trước mắt là cứu đói và phòng đói) làm cơ sở cho việc khôi phục và phát triển công - thương nghiệp. Phải khôi phục sản xuất nông nghiệp và làm nghề phụ ở nông thôn để nâng cao sức sống của nông dân; thông qua đó, củng cố công nông liên minh.
+ Nhờ đó, đến cuối năm 1957, những vết thương chiến tranh trên đồng ruộng đã được hàn gắn: 125.000 mẫu ruộng hoang được đưa vào sản xuất, 12 hệ thống nông giang được sửa chữa cùng với việc xây dựng thêm những công trình thuỷ nông mới. Một hệ thống đê điều với chiều dài 3.500 km được tu sửa và bồi đắp.
- Đến năm 1957, miền Bắc đã có gần 460.000 người tham gia sản xuất thủ công nghiệp (gấp hai lần số thợ thủ công năm 1941, là năm phát triển cao nhất); cung cấp 58,8% sản phẩm tiêu dùng trong nước.
=> Giai đoạn từ năm 1954-1957 nước ta phân chia nhiệm vụ cho hai miền Nam - Bắc rất rõ ràng (Miền Bắc là hậu phương, Miền Nam là tiền tuyến). Nước ta trong thời kì đó là một nước còn nhiều chiến tranh, chưa hoàn toàn được giải phóng dân tộc, vì vậy sự quá độ lên CNXH là quá độ gián tiếp.
2. Giai đoạn từ năm 1958 đến trước năm 1986 thực hiện đường lối chung, quá độ trực tiếp trong điều kiện điểm xuất phát về kinh tế - xã hội là tiền tư bản, trình độ phát triển thấp, lạc hậu
2.1, Giai đoạn trước 1958 (Qúa độ gián tiếp), Đảng khẳng định nước ta phải trải qua nhiều giai đoạn mới có thể tiến lên CNXH.
- Thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phẩm, thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.
- Việc tiến lên CNXH phải được tiến hành một cách thận trọng dần dần từng bước, từ thấp lên cao, không chủ quan nóng vội và xác định các bước đi phải luôn luôn căn cứ vào các điều kiện khách quan quy định. Hồ Chí Minh nhận thức về phương châm “Tiến nhanh, tiến mạnh”, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, điều đó không có nghĩa là làm bừa, làm ẩu, đốt cháy giai đoạn, chủ quan, duy ý chí mà phải làm vững chắc từng bước một.
2.2, Đến năm 1957-1958, quan điểm quá độ gián tiếp đã bị thay thế bằng quan điểm sớm thiết lập quan hệ sản xuất XHCN (Qúa độ trực tiếp)
- Kết quả của việc thực hiện quan điểm sớm thiết lập quan hệ sản xuất XHCN: cuối năm 1960 đã có 84,8% tổng số hộ nông dân lao động gia nhập HTX nông nghiệp; gần 90% tổng số thợ thủ công gia nhập các HTX thủ công nghiệp; gần 60% tổng số người buôn bán nhỏ, làm dịch vụ tham gia các HTX, các tổ mua bán, 47% cơ sở thương nghiệp và 100% cơ sở công nghiệp tư bản tư doanh đã trở thành các công ty hợp danh, các xí nghiệp hợp tác.
* Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) đã thông qua Đường lối chung của Cách Mạng XHCN (Qúa độ trực tiếp).
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Giữa lúc Cách mạng 2 miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng, miền Bắc thắng lợi trong việc cải tạo và khôi phục kinh tế, cách mạng Việt Nam nhảy vọt sau Đồng Khởi.
+ Đảng lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội.