Thứ ba, cán cân thương mại thể hiện được mức đầu tư, thu nhập và tiết kiệm của một quốc gia trên cán cân thanh toán. Nếu một quốc gia có sự thâm hụt về con số cán cân thương mại thì điều đó chứng tỏ quốc gia đó đã chi nhiều hơn thu, tiết kiệm cũng ít hơn đầu tư. Nên cần phải đưa ra được những chính sách để cải thiện được điều đó để đảm bảo được nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững hơn.
* Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại: Có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại : xuất khẩu, nhập khẩu, tỷ giá hối đoái và các chính sách của chính phủ.
Xuất khẩu : chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
Nhập khẩu : có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (Mm). Mm là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, Mm bằng 0,3 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,3 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.
Tỷ giá hối đoái : là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên.
Các chính sách của chính phủ: bao gồm chính sách thương mại, chính sách đầu tư, chính sách tỉ giá và các chính sách khác như thuế, tài khóa, lãi suất, tiêu dùng, quản lý nợ nước ngoài. Các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng rất quan trọng đến cán cân thương mại. Nó có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho cán cân thương mại xấu đi hay cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn hay dài hạn. Ví dụ : chính sách khuyến khích nhập khẩu hàng tiêu dùng sẽ làm xấu đi tình trạng cán cân thương mại, chính sách khuyến khích nhập khẩu tư liệu sản xuất dử dụng để phát xuất khẩu sẽ cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn.
2. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam
Cùng với sự hội nhập sâu vào nền kinh tế Thế giới, trong hơn một thập niên qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của việt nam đã có mức tăng trưởng rất cao (TB trên 20% mỗi năm), trừ năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Theo đó tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng từ 30% năm 1996 lên tới 68,5% năm 2010, trong khi tỷ lệ nhập khẩu /GDP còn tăng mạnh hơn, từ 45,6% lên đến 80% trong cùng thời kì, khiến tổng giá trị thương mại /GDP đã đạt 150% - thể hiện độ mở khá lớn của nền kinh tế. Có thể nói, chiến lược hướng về xuất khẩu bắt đầu từ giữa thập kỷ 1990 đã có những đóng góp đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm.
Tuy nhiên, do tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu, cán cân thương mại ngày càng thâm hụt và đặc biệt trở nên nghiêm trọng kể từ năm 2007 – khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO. Trung bình giai đoạn 2002 – 2010, nhập siêu chiếm đến 12% GDP, và tăng lên gần 17% giai đoạn 2007 – 2010
Nhập siêu tăng cao và dai dẳng trong thời gian dài mà không có bất kỳ dấu hiệu cải thiện nào khiến thị trường ngoại hối luôn trong trạng thái căng thẳng, tiền đồng luôn đối diện sức ép giảm giá, cán cân thanh toán không ổn định, tình trạng đô la hóa gia tăng... Điều này, cùng với một số diễn biến vĩ mô bất lợi khác, đã kích hoạt cho những bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài trong một vài năm gần đây.
Thêm vào đó, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, vì thế nhu cầu vốn rất cao, tiết kiệm trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu về đầu tư. Vì vậy, huy động vốn từ các nước phát triển, nhận đầu tư trực tiếp và vay vốn ODA để bổ sung nguồn thiếu hụt vốn trong đầu tư là điều VN và hầu hết các nước đang phát triển đều làm.
Trích tổng cục thống kê gso.gov.vn
Năm
|
Số dự án
|
Vốn đăng kí(*) (triệu USD)
|
Tổng vốn thực hiện (triệu USD) Qui mô bình quân 1 dự án (triệu USD)
|
Tổng vốn thực hiện (triệu USD) Qui mô bình quân 1 dự án (triệu USD)
|
Tổng số
|
8867
|
142401.9
|
29394.9
|
16.06
|
2000
|
391
|
2838.9
|
2413.5
|
7.26
|
2001
|
555
|
3142.8
|
2450.5
|
5.66
|
2002
|
808
|
2998.8
|
2591.0
|
3.71
|
2003
|
791
|
3191.2
|
2650.0
|
4.03
|
2004
|
811
|
4547.6
|
2852.5
|
5.61
|
2005
|
970
|
6839.8
|
3308.8
|
7.05
|
2006
|
987
|
12004.0
|
4100.1
|
12.16
|
2007
|
1544
|
21347.8
|
8030.0
|
13.8
|
2008
|
1171
|
64011.0
|
11400.0
|
54.66
|
2009
|
839
|
21480.0
|
10000.0
|
25.60
|
(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
Qua số liệu ta thấy tổng số dự án cũng như tổng số vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2000-2009 nhìn chung tăng lên với tốc độ khá nhanh. Từ năm 2000 số vốn đăng kí là 2838,9 triệu USD nhưng đến năm 2009 thì tổng số vốn đăng kí đã lên đến 21480 triệu USD. Mức tăng bình quân năm trong giai đoạn này là 39.22%. Với lượng vốn FDI khổng lồ trên đã tạo ra đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế, xã hội, tổng sản phẩm trong nước tăng cao.
Việt Nam là một trong những nước được nhận nhiều viện trợ ODA của các quốc gia phát triển và các tổ chức như World Bank, ADB, IMF…Tính đến năm 2007, cộng đồng quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam nguồn ODA với tổng giá trị gần 36,97 USD, đã ký kết 26,2 tỷ USD và giải ngân 17,9 tỷ USD. Đặc biệt trong những năm gần đây, vốn ODA cung cấp cũng tăng khá mạnh.
Với nguồn vốn dồi dào, Việt Nam đã có biểu hiện của việc sử dụng không hiệu quả khiến lạm phát ngày càng lên cao, đồng nội tệ mất giá nghiêm trọng cùng với tình trạng thâm hụt cán cân thương mại trong thời gian dài gây nên những bất ổn kinh tế vĩ mô. Đảng ta cần quan tâm hơn nữa về việc điều chỉnh sao cho hợp lí cán cân thương mại
Phần 3. Kết luận
Cán cân thương mại là một bộ phận hết sức quan trọng và có sự tác động sâu rộng đến nền kinh tế trong thời kì hội nhập như hiện nay. Việc nghiên cứu về cán cân thương mại là điều không thể thiếu đối với các học viên kinh tế, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về cán cân xuất nhập khẩu, cán cân vốn... của Việt Nam. Đồng thời cũng ý thức được những ảnh hưởng của các chính sách, các yếu tố quan trọng tác động đến cán cân thương mại.
Là sinh viên thực hiện đề tài, em xin cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và những kiến thức bổ ích mà cô đã truyền dạy cho em. Em rất mong cô chỉ bảo, đánh giá và sửa chữa để giúp bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Xem bài viết tương tự tại https://khotangkienthuc.edu.vn/bai-viet/tim-hieu-quy-dinh-ve-quyen-so-huu-trong-luat-dan-su-quyen-so-huu-cong-nghiep-ve-nhan-hieu-noi-ti-e3aps7yg7v