Đề tài: Tranh chấp lao động và các phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng lao động theo quy định pháp luật hiện hành
6/30/2023 2:46:48 PM
diepn2 ...

 

Đề tài: Tranhh chấp lao động và các phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng lao động theo quy định pháp luật hiện hành

Lời mở đầu

  Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, do có sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế – xã hội, nên trong quá trình sử dụng lao động đã xẩy ra nhiều bất đồng về quyền, lợi ích, dẫn đến tranh chấp giữa người lao động tập thể lao động với người sử dụng lao động. Chế định giải quyết tranh chấp lao động là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động, góp phần duy trì, ổn định quan hệ lao động, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thực tế cho thấy, Lao động là hoạt động quan trọng nhất của cong người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự pháp triển của đất nước. Pháp luật lao động quy định quyền nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất, vì vậy lao động có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội và trong quan hệ pháp luật của quốc gia.

Do đó, tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động là một vấn đề hết sức quan trọng, luôn được đặt ra đối với hầu hết các nước trên thế giới. Với những lý do trên, em đã chọn đề tài cho bài tiểu luâtn của mình là: Tranh chấp lao động và các phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng lao động theo quy định pháp luật hiện hành”

  Vì kiến thức là bao la, pháp luật là rộng lớn nên trong quá trình làm bà sẽ không thể tránh được sự thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đánh giá của cô để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn. Em chân thành cảm ơn cô!

I. Một số nội dung về tranh chấp lao động

1,  Khái niệm tranh chấp lao động

Theo điều 3 khoản Bộ luật Lao động năm 2012:

“Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.”

2 . Đặc điểm của tranh chấp lao động :

  Tranh chấp lao động phát sinh tồn tại gắn liền với quan hệ lao động. Mối quan hệ này thể hiện ở hai điểm cơ bản: Các bên tranh chấp bao giờ cũng là chủ thể của quan hệ lao động và đối tượng tranh chấp chính là nội dung của quan hệ lao động đó. Trong quá trình thực hiện quan hệ lao động, có nhiều lý do để các bên không thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã được thống nhất ban đầu. Ví dụ , một trong hai bên chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình , hoặc điều kiện thực hiện hợp đồng, thoả ước đã thay đổi làm cho những quyền và nghĩa vụ đã xác định không còn phù hợp, hoặc cũng có thể do trình độ xây dựng hợp đồng và sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế dẫn đến các bên không hiểu đúng các qui định của pháp luật, các thoả thuận trong hợp đồng …

  Tranh chấp lao động không chỉ là những tranh chấp về quyền mà còn bao gồm cả những tranh chấp về lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.  Thực tế , hầu hết các tranh chấp khác (như tranh chấp dân sự) thường xuất phát từ sự vi phạm pháp luật , vi phạm hợp đồng hoặc do không hiểu đúng quyền và nghĩa vụ đã được xác lập mà dẫn đến tranh chấp. Riêng tranh chấp lao động có thể phát sinh trong trường hợp không có vi phạm pháp luật. Đặc điểm này bị chi phối bởi bản chất quan hệ lao động và cơ chế điều chỉnh của pháp luật . Trong nền kinh tế thị trường các bên của quan hệ lao động được tự do thương lượng , thoả thuận hợp đồng , thoả ước phù hợp với quy luật của pháp luật cũng như khả năng đáp ứng của mỗi bên. Quá trình thoả thuận thương lượng đó không phải bao giờ cũng đạt kết quả. Ngay cả khi đạt kết quả thì những nội dung đã thoả thuận được cũng có thể trở thành không phù hợp do các yếu tố mới phát sinh tại thời điểm tranh chấp

=> Tính chất và mức độ của tranh chấp lao động luôn phụ thuộc vào quy mô và số lượng tham gia của một bên tranh chấp là người lao động.

3 . Phân loại tranh chấp lao động: Có thể dựa trên các tiêu chí sau

3.1. Căn cứ vào quy mô của tranh chấp

  Tranh chấp lao động cá nhân: Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao độ ng về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động và trong quá trình học nghề, về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, về bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.

 Tranh chấp lao động tập thể: Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về thực hiện thoả ước lao động tập thể, về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.

3.2 Căn cứ vào tính chất của tranh chấp có thể phân làm hai loại đó là tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích .

  Tranh chấp về quyền: là những tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã được quy định trong luật lao động, thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động.

  Tranh chấp về lợi ích: là những tranh chấp về quyền lợi chưa được pháp luật quy định hoặc để ngỏ, chưa được các bên ghi nhận trong thoả ước tập thể hoặc đã được thoả thuận trong thoả ước nhưng không còn phù hợp do các yếu tố phát sinh vào thời điểm tranh chấp( ví dụ: tập thể lao động yêu cầu tiền lương cao hơn mức tiền lương đã thoả thuận).

4. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp lao động

A,Từ phía người lao động:

  Tranh chấp lao động xảy ra thường do các yêu cầu chính đáng của người lao động và những đòi hỏi công bằng với sức lao động mà họ bỏ ra chưa được thoảđáng, quyền lợi của họ không được đáp ứng. Và cũng một phần do trình độ văn hoá của người lao động còn rất hạn chế, đến quyền lợi của họ mà họ cũng không biết là mình có quyền và nghĩa vụ gì , từ đó dẫn đến các tranh chấp xảy ra.

B,Từ phía người sử dụng lao động:

  Vì mục đích thu được nhiều lợi nhuận nên người sử dụng lao động tìm mọi cách để tận dụng sức lao động của người lao động vượt quá giới hạn mà luật lao động quy định , từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động , có thể nói đây là nguyên nhân cơ bản xảy ra tranh chấp lao động.

II. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng lao động theo quy định của bộ luật lao động 2012

1. Các phương thức giải quyết

1.1.Thương lượng

  Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên tranh chấp đối thoại với nhau một cách trực tiếp nhằm đạt được thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp. Trong thực tế, đây chính là phương thức giải quyết được sử dụng rộng rãi nhất.

  Trong quá trình thương lượng, bằng tri thức, bằng những kĩ năng thương lượng và những kinh nghiệm sống, những người tham gia thương lượng sẽ thể hiện quan điểm, ý kiến của mình về cách giải quyết xung đột giữa họ và bên liên quan. Các bên sẽ bàn bạc, thảo luận các vấn đề liên quan tới vụ tranh chấp, đưa ra những phương án nhằm giải quyết vụ tranh chấp đó.

  Các vấn đề tranh chấp giữa các bên sẽ được đưa ra quyết định trên nền tảng của sự thỏa thuận giữa chính các bên mà không phải là kết quả của một áp lực nào từ bên ngoài.

1.2. Hòa giải

  Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba nhưng bên thứ ba không đưa ra phán quyết mà chỉ hỗ trợ các bên về kỹ thuật, về thông tin và kiểm soát quá trình thương lượng của các bên.

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...