Trình bày các quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam hiện hành về tiền lương, tiền lương tối thiểu, tiền lương làm thêm giờ, và tiền lương ngừng việc.
7/5/2023 2:44:09 PM
diepn2 ...

SEMINAR LUẬT KINH TẾ 2

  Trình bày các quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam hiện hành về tiền lương, tiền lương tối thiểu, tiền lương làm thêm giờ, và tiền lương ngừng việc.

  Giải quyết tình huống: Anh A làm việc tại Công ty TNHH Bình Minh theo hợp đồng có thời hạn 24 tháng từ ngày 1/1/2013 đến 31/12/2014. Đến tháng 2/2014 anh A được bầu làm Chủ tịch Công đoàn Cơ sở Công ty TNHH Bình Minh, nhiệm kỳ 2014-2016 (cán bộ công đoàn không chuyên trách). Ngày 15/12/2014 Công ty Bình Minh thông báo bằng văn bản chấm dứt hợp đồng lao động với anh A vào thời điểm 31/12/2014 vì thời hạn hợp đồng lao động hết hiệu lực. Anh A đề nghị Công ty gia hạn hợp đồng nhưng lãnh đạo Công ty không giải quyết. Theo anh/chị, việc Công ty Bình Minh chấm dứt hợp đồng lao động với anh A là đúng hay sai? Nêu rõ căn cứ pháp lý? Nếu Công ty sai thì anh A phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

    Trong bài em sử dụng bộ luật lao động năm 2019 làm cơ sở Pháp lý để giải quyết câu hỏi đã nêu. Vì sự hiểu biết còn hạn chế về pháp luật nên nếu có sai sót em rất mong cô đưa ra ý kiến để em hoàn thiện bài làm hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô!

MỤC LỤC

A. Quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam về tiền lương, tiền lương tối thiểu, tiền lương làm thêm giờ và tiền lương ngừng việc

I. Tiền lương

II. Mức lương tối thiểu

III. Tiền lương làm thêm giờ.

IV. Tiền lương ngừng việc

B. Giải quyết tình huống

A. Quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam về tiền lương, tiền lương tối thiểu, tiền lương làm thêm giờ và tiền lương ngừng việc.

 Dưới góc độ luật lao động, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo sự thoả thuận hợp pháp giữa hai bên trong hợp đồng lao động hoặc theo quy định của pháp luật.

Tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội.

–  Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập có tính chất thường xuyên, nguồn sống chủ yếu của người lao động và gia đình họ; là cơ sở định hướng nghề nghiệp cho người lao động; mục tiêu phấn đấu trong suốt cuộc đời lao động của họ, có tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động, phát huy tài năng, sáng tạo, tích luỹ kinh nghiệm và ở mức độ nhất định, tiền lương còn khẳng định địa vị của người lao động trong gia đình và ngoài xã hội…

–  Đối với người sử dụng lao động, tiền lương là bộ phận quan trọng của chi phí sản xuất, là một trong những căn cứ để người sử dụng lao động hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, tổ chức và quản lí lao động trong đơn vị, là đòn bẩy kinh tế, thúc đẩy tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế trong doanh nghiệp, tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, tạo lập và củng cố lòng trung thành, sự gắn bó của người lao động với đơn vị sử dụng lao động…

–  Đối với nhà nước, xã hội, tiền lương là bộ phận cấu thành thu nhập quốc dân, nằm trong chính sách phân phối tổng sản phẩm xã hội của Nhà nước; tiền lương tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội nói chung, ổn định đời sống của người lao động nói riêng, nhân dân nói chung, ổn định lực lượng lao động xã hội, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, phòng ngừa và hạn chế các tệ nạn xã hội, tội phạm, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội…

  Tiền lương quan trọng là vậy, vì vậy hiểu rõ và làm đúng theo luật giúp người lao động bảo vệ được tối đa quyền lợi của bản thân

 

I. Tiền lương

  Tại Điều 90 - Tiền lương đã quy định:

“1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

II. Mức lương tối thiểu

 Cũng trong bộ luạt ấy tại Điều 91 - Mức lương tối thiểu:

“1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.”

III. Tiền lương làm thêm giờ

Vẫn còn nội dung phía dưới, bạn hãy ấn nút để xem tiếp nhé...