TIỂU LUẬN MÔN KHOA HỌC QUẢN LÝ
Tiêu đề: lấy ví dụ về các học thuyết quản lý trong các tổ chức.
*Ứng dụng thuyết Z:
Học thuyết Z đã tạo ra nền văn hóa kinh doanh mới gọi là “nền văn hóa kiểu Z”, chỉ đạo lối ứng xử dựa trên sự gắn bó, lòng trung thành và tin cậy, được cụ thể hóa qua những biểu tượng (logo), nghi lễ, quy tắc,...và cả những huyền thoại để chuyển đến mọi thành viên các giá trị và niềm tin định hướng cho hành động. Học thuyết Z đưa ra phương pháp quản lý hiệu quả dẫn đến sự thành công cho nhiều công ty và trở thành thuyết quản trị nhân lực kinh điển mà đến nay vẫn được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp.
-Ví dụ điển hình ở nước ta hiện nay trong việc áp dụng học thuyết quản trị vào việc quản trị nguồn nhân lực chính là tại công ty Unilever Việt Nam. Unilever luôn tạo môi trường thân thiện, cởi mở, đồng cảm giữa những nhân viên với nhau. Đây là nơi nhân viên được cảm thấy tin tưởng và chia sẻ. Có như vậy họ mới phát huy được hết khả năng sáng tạo và gắn bó lâu dài với công ty. Thay vì những mục tiêu ngắn hạn, ngay từ khi nhân viên bắt đầu gia nhập môi trường làm việc, Unilever đã vạch ra những kế hoạch chiến lược lâu dài. Công ty mong muốn tạo được niềm tin cho nhân viên để họ có thể yên tâm phát triển năng lực và cống hiến cho công ty. Ngoài việc nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên tại môi trường trong nước, Unilever cũng chú trọng đưa họ ra nước ngoài làm việc để có được đội ngủ nhân lực chất lượng cao. Chính sự định hướng nhân lực rõ ràng ngay từ trong quá trình tuyển dụng đã tạo niềm tin sâu sắc cùng sự gắn bó cho nhân viên, khiến cho họ hết mình cống hiến cho công ty.
-Trong đánh giá nhân lực, công ty Unilever cho phép nhân viên đăng ký chỉ tiêu và thỏa thuận đánh giá như: Thực hiện đánh giá online, nhiều chiều linh hoạt theo quy định mỗi doanh nghiệp; Nhân viên tự đánh giá; Phê duyệt đánh giá; So sánh các nhân viên cùng vị trí về kết quả của mỗi lần đánh giá; Tìm kiếm thông minh nhân viên thuộc lớp kế cận đủ khả năng thay thế cho các vị trí hiện thời; Đưa ra lộ trình phát triển sự nghiệp tiếp theo của mỗi nhân viên; Cung cấp các báo cáo thống kê cho cá nhân và mỗi kỳ đánh giá...Hay một chỉ tiêu trong phân hệ quản lý chấm công đó là lương KPI: hỗ trợ người dùng khai báo các nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc (KPI) gắn với mỗi mô tả công việc của nhân viên, kê khai đánh giá cho nhân viên hàng tháng theo từng KPI, việc sử dụng phần mềm hiện đại giúp doanh nghiệp đánh giá một cách khách quan và chính xác về kết quả làm việc của nhân viên để có chính sách trả công hợp lý, tạo cho nhận viên cảm thấy sự công bằng, được đối xử bình đẳng khi làm việc.